Mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng từ ngày 1/7 tới, tuy nhiên giá cả nhiều mặt hàng sinh hoạt đều đang tăng, tác động tới cuộc sống của công nhân lao động. Đây là thông tin được các đại biểu nêu ra tại buổi Tọa đàm “Mức lương đủ sống – Góc nhìn đa chiều” do báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam tổ chức sáng 16/6, tại Hà Nội.
Các đại biểu tham dự tọa đàm. Ảnh: VOV |
Phát biểu tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, cho biết: Việt Nam là một trong những nước thực hiện theo Công ước 26 của Tổ chức lao động quốc tế về lương tối thiểu. Quy định của Bộ luật Lao động về tiền lương tối thiểu hiện nay thì người lao động làm việc 26 ngày/tháng và 8 giờ/ngày thì doanh nghiệp mới đảm bảo tiền lương tối thiểu cho người lao động. Cách tiếp cận lương đó là phương pháp tiếp cận khá tốt. Tức là Việt Nam tiếp cận từ tính mức sống tối thiểu. Chúng ta dựa trên 2 nguồn số liệu rất cơ bản là điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê và điều tra lao động việc làm.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội. Ảnh: VOV |
Ý kiến của các chuyên gia lao động, đại diện Tổ chức của người lao động, người sử dụng lao động và và công nhân lao động tại buổi tọa đàm làm rõ hơn các thông số cũng như bức tranh về mức lương tối thiểu ở Việt Nam. Quan điểm của các chuyên gia…đưa ra những góc nhìn đa chiều về chính sách tiền lương, đồng thời đóng góp các ý kiến để cải cách chính sách tiền lương nhằm nâng cao đời sống cho công nhân lao động trong thời gian tới.