Ghi nhận từ COP27 và hàm ý chính sách bảo vệ khí hậu của Việt Nam

Chia sẻ
(VOV5) - Chiều 21/11, tại Hà Nội, Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam tổ chức buổi chia sẻ "Ghi nhận từ COP27 và hàm ý chính sách bảo vệ khí hậu của Việt Nam”.

Nhằm chia sẻ những thông tin tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 27), chiều 21/11, tại Hà Nội, Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam tổ chức buổi chia sẻ "Ghi nhận từ COP27 và hàm ý chính sách bảo vệ khí hậu của Việt Nam”.

Ghi nhận từ COP27 và hàm ý chính sách bảo vệ khí hậu của Việt Nam - ảnh 1Việt Nam nằm trong “Top” 3 về chuyển đổi năng lượng tái tạo trong khu vực. Trong ảnh: Toàn cảnh dự án điện gió Nam Bình 1 với 9 trụ tuabin đã hoàn thành việc lắp đặt. Ảnh: TTXVN

Bà Ngô Tố Nhiên, Giám đốc điều hành Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam, cho biết tại COP 26 tổ chức tại thành phố Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh, năm 2021, Việt Nam trở thành điểm sáng với tuyên bố mục tiêu đưa phát thải ròng về "0" vào năm 2050. Hội nghị COP27 được tổ chức tại Sharm El-Sheikh, Ai Cập, từ ngày 6 - 18/11/2022 ưu tiên những vấn đề về thích ứng, khắc phục tổn thất, nâng cao tính khả thi trong triển khai các mục tiêu bảo vệ của từng quốc gia, đồng thời chú trọng đặc biệt tới những khó khăn mà các quốc gia đang phát triển như Việt Nam phải đối mặt. Bà Ngô Tố Nhiên nhấn mạnh đền bù mất mát và thiệt hại là kết quả nổi bật nhất tại COP27.

Ghi nhận từ COP27 và hàm ý chính sách bảo vệ khí hậu của Việt Nam - ảnh 2Cánh đồng “pin” năng lượng mặt trời dưới chân Núi Cấm của Nhà máy điện mặt trời Sao Mai-An Giang. Ảnh: TTXVN

COP28 sẽ được tổ chức tại Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) từ ngày 30/11 đến 12/12 năm 2023. Tại Hội nghị COP28, các tổ chức tài chính và khối tư nhân được kỳ vọng sẽ đưa ra kết quả thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26 của mình cũng như cập nhật các cam kết. 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu