Trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, báo chí truyền thông luôn là giải pháp hữu hiệu trong nâng cao nhận thức, thúc đẩy hành động, khuếch tán sáng kiến, lan tỏa thông điệp, đồng hành cùng chính phủ thực hiện hiệu quả 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Đối với của các tổ chức hoạt động vì lợi ích cộng đồng, báo chí luôn là người bạn đồng hành không thể thiếu trong các chương trình,hoạt động triển khai tại Việt Nam.
Nghe âm thanh bài viết tại đây:
Phát triển bền vững là mối quan tâm không chỉ của các quốc gia mà trên phạm vị toàn cầu. Trong tiến trình phát triển ấy, mỗi quốc gia xuất hiện nhiều vấn đề bức xú,c mang tính phổ biến như sự hủy hoại môi trường, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bất bình đẳng giới, xâm hại tình dục…đòi hỏi cần có các cách giải quyết hiệu quả và rốt ráo. Ông Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc quốc gia Oxfarm tại Việt Nam cho rằng để thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu mà Liên hợp quốc đề ra trong phát triển bền vững cần phải phát huy hơn nữa sức mạnh của báo chí trong thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội đối với những vấn đề lớn như bình đẳng giới, ônhiễm môi trường, xóa đói nghèo, chống bạo lực, hủ tục…
“Việt Nam đang có một cam kết khá mạnh mẽ để phát triển đất nước dựa trên 3 trụ cột của phát triển bền vững đó là tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và ổn định xã hội. Chúng tôi nhận thấy rằng, bên cạnh nỗ lực đồng hành cùng cơ quan chính phủ, của các tổ chức xã hội và người dân thì sự tham gia của báo chí, để đăng tải thông tin về phát triển bền vững, để cùng đồng hành với chiến lược mục tiêu phát triển bền vững là rất quan trọng. Ông Tú nói.
Nhiều bài báo có tính lan tỏa, khuếch tán những hành động vì lợi ích cộng đồng.
Ảnh minh họa/ tapchimoitruong |
Thực tiễn sự phát triển của truyền thông càng làm tăng vai trò và ảnh hưởng báo chí đến mọi mặt đời sống của đất nước. Các bài báo không chỉ đơn thuẩn truyền tải các nội dung, chính sách phát triển bền vững mà còn là cầu nối, tập hợp thu hút chuyển tải thông điệp có ảnh hưởng lan tỏa cao trong xã hội về những câu chuyện cuộc sống, tâm tư nguyện vọng, ý kiến đa chiều của tầng lớp nhân dân. Đó là những bài viết sắc sảo, có tính đại diện, phản biện khoa học cao và tính nhân văn sâu sắc nhất là về các nội dung được dư luận xã hội quan tâm.
Theo Giám đốc tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam Lê Kim Dung, báo chí còn giúp đưa tiếng nói của người dân, khuyến nghị của chuyên gia, các nhà hoạt động xã hội... đến với cáchoạch định chính sách hiệu quả nhất: “Không có truyền thông tham gia thì những việc làm tốt của các tổ chức phi chính phủ sẽ không lan tỏa đến xã hội, đến cộng đồng dân chúng rộng rãi hơn. Nếu không có các nhà báo, những người làm công tác phát triển như chúng tôi thực sự rất là khó để đưa các câu chuyện của mình tới mọi người trên khắp cả nước.Chính vì vậy, các tổ chức như CARE đều hợp tác chặt chẽ với truyền thông, tổ chức các chuyến thăm thực địa để các nhà báo thấy được thực tế. Cách viết của phóng viên thường hấp dẫn và thuyết phục hơn người nghe hơn so với những người trực tiếp làm chương trình như chúng tôi.”
Plan international Việt Nam tại Quảng Bình triển khai mô hình dinh dưỡng và vi chất hỗ trợ trẻ suy dinh dưỡng. Ảnh Planinternational |
Những thông tin phản ảnh về các hành vi đi ngược với phát triển bền vững như ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng giới, bất bình đẳng thu nhập.. đã tạo nên sức ép của dư luận vô cùng lớn. Từ đó, buộc các doanh nghiệp ý thức tự điều chỉnh hành vi với cộng đồng của mình.
Vì thế, theo Bà Phạm Ngọc Dung, Giám đốc doanh nghiệp PNJ khu vực miền Bắc,báo chítruyền thông chính công cụ quan trọng cơ bản, tác động làm thay đổi hành vi, nhận thức thái độ của con người trong cộng đồng: “Phát triển bền vững, không phải chỉ là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp ở mỗi quốc gia mà là mục tiêu chung của toàn cầu. Một xã hội phát triển bền vững thì từng tổ chức, doanh nghiệp phải phát triển bền vững. Trong dòng chảy đó, vai trò của báo chí vô cùng quan trọng vì nó, tạo ra sự lan tỏa, truyền cảm hứng cho xã hội, để các tổ chức doanh nghiệp hiểu rõ hơn về phát triển bền vững, từ đó có những định hướng đúng trong hoạt động sản xuất của mình”
Nhằm hỗ trợ báo chí, đánh giá sự lan tỏa, thúc đẩy tiến trình mục tiêu phát triển bền vững, Viện nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) và một số tổ chức phi chính phủ cùng Hội nhà báo Việt Nam…tổ chức thường niên giải “báo chí với Phát triển bền vững".
44 tác giả đã nhận 16 giải thưởng của giải báo chí phát triển bền vững 2019 do RED tổ chức. Ảnh HL |
Ông Trần Nhật Minh, Viện trưởng RED cam kết tiếp tục đồng hành cùng báo chí thực hiện sứ mệnh: ‘RED là tổ chức phi chính phủ đầu tiên hoat động trong lĩnh vực truyền thông, có sứ mệnh kết nối giới báo chí với các tổ chức phát triển quốc tế. Trong tương lai với tương quan phát triển cần có sự hơp tác với yêu cầu cao hơn, để phát triển xã hội cân bằng, bền vững. Giải thưởng thường niên là một nhịp cầu kết nối các hoạt động xã hội để phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. Việt Nam đang trong một dòng chảy hội nhập toàn cầu, lực lượng báo chí truyền thông là cấu nối nên một sự cân bằng trong tam giác trụ cột phát triển bền vững gồm nhà nước, thị trường và môi trường.
Xã hội càng phát triển thì báo chí càng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống hằng ngày. Cùng với đó, những người làm báo cũng phải không ngừng đổi mới, năng động và sáng tạo hơn trong hoạt động tác nghiệp của mình.