Tôi muốn văn hoá Việt thấm vào các con mình một cách tự nhiên

Hồng Anh
Chia sẻ
(VOV5) – Sinh ra và lớn lên tại Nauy, chị Minh Khai là người mang hai dòng máu Nauy và Việt Nam. Bản thân đã trải qua những giai đoạn khó khăn khi không biết tiếng Việt, không giao tiếp được với những người thân trong gia đình khi trở về Việt Nam, chị Minh Khai mong muốn điều đó sẽ không xảy ra với các con của mình. Chính vì vậy từ mấy năm nay, chị đã đưa các con về Việt Nam để học văn hoá, ngôn ngữ của quê hương.

(VOV) – Sinh ra và lớn lên tại Nauy, chị Minh Khai là người mang hai dòng máu Nauy và Việt Nam. Bản thân đã trải qua những giai đoạn khó khăn khi không biết tiếng Việt, không giao tiếp được với những người thân trong gia đình khi trở về Việt Nam, chị Minh Khai mong muốn điều đó sẽ không xảy ra với các con của mình. Chính vì vậy từ mấy năm nay, chị đã đưa các con về Việt Nam để học văn hoá, ngôn ngữ của quê hương.


Từ khi được bà nội dạy cho bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, không ngày nào mà cô bé Mai Chi không hân hoan cho cả nhà thưởng thức ca khúc này. Sống cùng với bố mẹ tại thủ đô Oslo của Nauy, đây là lần đầu tiên cô bé 7 tuổi mới được về VN. Mẹ của Mai Chi, chị Minh Khai chia sẻ: “Tôi đang học tiếng Trung ở Bắc Kinh, chồng con lại có dịp về VN cùng lúc là rất tốt cho cả gia đình. Từ lâu tôi đã muốn cho các con về VN nhưng không có dịp. Lần này lại được về lâu hơn, chủ yếu là cho các cháu về với ông bà nội, các cô chú. Tôi cũng phải suy nghĩ kỹ bởi vì chưa bao giờ xa con lâu như thế. Nhưng bây giờ nghĩ lại, nó cũng 7 tuổi, cứng cáp rồi. Ông bà nội cũng rất tốt và yêu cháu, nên nếu để cháu ở đây học thì rất yên tâm, vì gia đình sẽ lo cho cháu tốt. Cháu có dịp học tiếng Việt sẽ biết thêm về văn hoá, ngôn ngữ VN”.

Tôi muốn văn hoá Việt thấm vào các con mình một cách tự nhiên - ảnh 1
Mai Chi cùng cô chị họ trong lần về Việt Nam hè 2011

Là mẹ của hai đứa con, Mai Chi 10 tuổi và Kiên 7 tuổi, chị Minh Khai vừa là một bác sỹ phụ trách phòng mạch riêng, vừa là giảng viên của Đại học châm cứu ở Nauy. Văn hoá và ngôn ngữ VN là điều được chị Minh Khai cùng chồng, anh Đông luôn cố gắng gìn giữ, duy trì trong gia đình mình. Chị kể, những năm 80 của thế kỷ trước, điều kiện để từ đất nước Bắc Âu xa xôi trở về quê hương VN là rất khó khăn. Ngay cả cha chị, kiến trúc sư Mai Thế Nguyên, người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Cách mạng ở trong nước cũng phải đến 8  - 10 năm mới về được một lần. Gọi điện thoại cũng không được, và phương thức liên lạc duy nhất với quê nhà là qua những cánh thư. Hồi đó, tiếng Việt và văn hoá Việt đến với Minh Khai qua những lần gặp gỡ bạn bè của cha mình. 10 tuổi, Minh Khai được cha cho về chơi với bà nội. 4 tháng ở với bà nội đã khiến cô gái nhỏ khi ấy có những ấn tượng sâu đậm hơn với quê hương. Chị nhớ lại: “Lúc mới về không biết 1 câu tiếng Việt nào, nhớ nhà và không nói chuyện được, nhưng vì bà và các bác yêu tôi, dạy cho tôi nên tôi dần dần biết. Hết 4 tháng đấy là tôi nói được những câu chuyện bình thường hàng ngày, còn đến 19 tuổi mới về học Đại học thì biết được nhiều từ khác. Khi còn nhỏ tôi phải vất vả mới học được tiếng Việt. Tôi muốn các con không phải như vậy mà tiếng Việt sẽ đến một cách tự nhiên. Tôi lấy chồng cũng là người Việt nên ở nhà vẫn nói tiếng Việt hàng ngày. Thêm nữa, bạn bè bây giờ nhiều người Việt, sinh viên VN sang Nauy học tập, các cháu cũng được gặp các cô chú thường xuyên”.

Tôi muốn văn hoá Việt thấm vào các con mình một cách tự nhiên - ảnh 2
Mai Chi cũng có những niềm đam mê như các bạn nhỏ khác ở VN

Mang trong mình hai dòng máu Nauy và VN, khuôn mặt của chị Minh Khai mang nhiều nét Tây Phương của mẹ hơn là vẻ Á Đông của cha. Nhưng khi trò chuyện, lại thấy ở người phụ nữ ấy một tâm hồn VN thật rõ nét - điều đó cũng làm chị tự hào. “Tôi tôi cảm thấy có 1 cái gì đó vì mình vẫn có dòng máu VN trong người, làm cho lúc học tiếng Việt học nhanh hơn các bạn nước ngoài khác. Nhưng điều quan trọng là phải có ý muốn. Ngay từ bé tôi đã cảm thấy mình là người Việt, nếu không nói được tiếng Việt thì không ai công nhận mình là người Việt, còn nếu đã nói giỏi rồi thì kể cả trông mình như người nước ngoài nhưng người ta vẫn không thể nói mình không phải là người Việt” – Minh Khai chia sẻ.

Với suy nghĩ ấy, chị Minh Khai mong muốn sẽ đưa các con mình hoà hợp với nếp sống, với gia phong người Việt một cách tự nhiên. Trong dịp này, cả ông bà ngoại của bé Mai Chi cũng có mặt ở VN. Với vốn tiếng Việt “đủ dùng” của mình, Mai Chi đã biết làm người phiên dịch cho bà ngoại nói chuyện với gia đình bên nội của em. Em cũng biết thêm nhiều bài hát thiếu nhi VN như Bà ơi bà, Chú voi con ở Bản Đôn, Cô và mẹ… nhưng những bài hát mà em thích nhất lại là những bài hát về Bác Hồ kính yêu, mà em bảo khi về lại Nauy sẽ dạy cho các bạn bên đó./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu