Việt Nam phát triển bền vững rừng ngập mặn

Chia sẻ
(VOV5) - Từ năm 1994 đến nay, thông qua dự án “Trồng rừng ngập mặn - Giảm thiểu rủi ro, thảm họa” Việt Nam đã trồng được 24 nghìn hecta rừng ngập mặn, bảo vệ được gần 100 km đê biển.
(VOV5) - Từ năm 1994 đến nay, thông qua dự án “Trồng rừng ngập mặn - Giảm thiểu rủi ro, thảm họa” Việt Nam đã trồng được 24 nghìn hecta rừng ngập mặn, bảo vệ được gần 100 km đê biển. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Tăng cường công tác quản lý và phát triển bền vững rừng ngập mặn” diễn ra sáng nay, 6/12, tải tỉnh Ninh Bình.


Dự án “Trồng rừng ngập mặn - Giảm thiểu rủi ro thảm họa” được tiến hành liên tục từ năm 1994 đến nay, với tổng kinh phí trên 11 triệu USD, triển khai tại 10 tỉnh, thành phố. Ngoài ra, Dự án còn trồng được 103 hecta tre bảo vệ đê sông và gần 400 hecta phi lao bảo vệ ven biển; hỗ trợ xây dựng cộng đồng an toàn, giảm thiểu rủi ro thảm họa cho khoảng 400 xã thông qua việc nâng cao nhận thức, năng lực về phòng chống thiên tai cho chính quyền và người dân. Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, cho biết: “Hiện nay, rừng ngập mặn do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trồng chiếm trên 4% tổng diện tích rừng ngập mặn hiện đang tồn tại ở Việt Nam, và chiếm khoảng 25% diện tích rừng tại các tỉnh có triển khai chương trình. Dự án có số lượng người hưởng lợi nhiều nhất, hơn 9 triệu người. Dự kiến đến năm 2025, nếu bảo vệ được diện tích rừng ngập mặn sẽ tiết kiệm được hơn 218 triệu USD”.

Việt Nam phát triển bền vững rừng ngập mặn - ảnh 1
Hội thảo về quản lý và phát triển bền vững rừng ngập mặn.

Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, vì vậy công tác bảo vệ, phục hồi và phát triển hệ thống rừng ven biển là hết sức cần thiết. Việc xã hội hóa đầu tư bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ven biển vừa giảm bớt đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vừa gắn với quyền hưởng lợi và trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển rừng ven biển.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu