Triển lãm mỹ thuật: “Cảnh vật trong hoài niệm”

Trọng Cương - Minh Anh
Chia sẻ
(VOV5) - “Cảnh vật trong hoài niệm” là triển lãm lần thứ 5, giới thiệu nhiều tác phẩm về đất nước, con người Việt Nam qua cảm nhận của giáo sư, họa sĩ Tobamika  - Nhật Bản.

(VOV5) - “Cảnh vật trong hoài niệm” là triển lãm lần thứ 5, giới thiệu nhiều tác phẩm về đất nước, con người Việt Nam qua cảm nhận của giáo sư, họa sĩ Tobamika  - Nhật Bản.
 

Triển lãm mỹ thuật: “Cảnh vật trong hoài niệm”  - ảnh 1
Sáng cầu nguyện từ núi Mokasa (230x396 vải lụa)


Ngày 22/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo sư, họa sĩ Tobamika – Nhật Bản trở lại Việt Nam với triển lãm: “Cảnh vật trong hoài niệm” nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, và cũng là kỷ niệm 20 năm lần đầu tiên đến Việt Nam.  Đây là lần thứ 5 họa sĩ Tobamika giới thiệu các tác phẩm mà chủ yếu là những sáng tác về đất nước, con người Việt Nam như: Bến Đục, chùa Hương; Chốn vĩnh hằng 1,2,3. Dự kiến 31 tác phẩm trưng bày trong triển lãm sẽ tiếp tục được trưng bầy tại Pa-ri vào năm 2014. Cùng với triển lãm, giáo sư-họa sĩ Toba Mika có buổi giao lưu với sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh .

Triển lãm mỹ thuật: “Cảnh vật trong hoài niệm”  - ảnh 2
Thông điệp từ Hà Nội (215x334 vải lụa)


Giáo sư-họa sỹ Toba Mika Sinh năm 1961 tại tỉnh Aichi, thành phố Nagoiya. Hiện đang giảng dây tại trường Đại học Mỹ thuật Kyoto. Là họa sỹ đưa phương pháp nhuộm vải truyền thống Nhật Bản ra thế giới với tên gọi "tranh Katazome". Giành giải thưởng “Gương mặt họa sỹ trẻ Kyoto” và “Giải thưởng Văn hóa đô thị Nhật Bản” cùng 19 giải thưởng khác. Năm 2003, triển lãm 26 tác phẩm cỡ lớn tại Hà Nội và Kyoto nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. Năm 2005, triển lãm “Huế - những tâm hồn vĩnh hằng vang trên cố đô” tại Đại nội Huế, Năm 2005 họa sĩ Tobamika được Chính phủ Việt Nam trao tặng “Huân chương chứng thực văn hóa”. Năm 2010, triển lãm “Kết nối những Kinh đô vĩnh hằng” tại đền thờ Yakushi-ji nhân kỷ niệm 1.300 năm cố đô Nara Heijo và sau đó triển lãm tại Văn Miếu và Bảo tàng Mỹ thuật VN nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Năm 2012, được Bộ Ngoại giao VN trao kỷ niệm chương “Những đóng góp thúc đẩy tình hữu nghị Việt Nam, Nhật Bản”. Họa sỹ, nhà nghiên cứu mỹ thuật Nghiêm Trọng Cương, giảng viên Trường Đại học Mỹ Thuật cho biết: Không chỉ với những người trong nghề mà cả công chúng yêu thích văn hóa nghệ thuật Nhật Bản cũng đều ngưỡng mộ, trân trọng. Giáo sư-họa sỹ Toba Mika  có đc sự đồng cảm qua những đổi thay nhanh chóng bởi cách mạng Khoa học - Công nghệ trước đây ở Nhật Bản và tốc độ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa hiện nay ở Việt Nam được thể hiện qua tác phẩm: “thành phố của những đổi thay”,“đô thị-những gì còn và mất”, “thông điệp từ HN”, “trong luồng khí nóng”…với phong cách sáng tác dựa trên kĩ thuật Katazome truyền thống (kĩ thuật in - nhuộm - hấp)vải lụa được người Nhật bảo lưu suốt hàng ngàn năm qua và việc chuyển thể thành tranh chỉ mới có thời gian gần đây. Nó cho phép thể hiện  bức tranh với  kích thước khổng lồ mà các chi tiết vẫn đạt tới độ tinh xảo. Điều này không thể hiện được ở các chất liệu khác.


Triển lãm mỹ thuật: “Cảnh vật trong hoài niệm”  - ảnh 3
Phố cổ Hội An (63x90 vải lụa)


Giáo sư-họa sỹ Toba Mika  dường như thấu hiểu điểm tương đồng giữa văn hóa Nhật Bản và Việt Nam. Sự giao thoa văn hóa đã tạo nên cho người nghệ sĩ có một cái nhìn hồn hậu, một bảng mầu trong sáng. Cảnh vật, đất nước, con người Việt Nam mãi trong hoài niệm của 1 nữ họa sỹ xinh đẹp đến từ xứ sở  hoa Anh đào.


Một số tác phẩm khác:

Triển lãm mỹ thuật: “Cảnh vật trong hoài niệm”  - ảnh 4
Hà Nội 36 phố phường (163x180 vải lụa)

Triển lãm mỹ thuật: “Cảnh vật trong hoài niệm”  - ảnh 5
Tháng 11 ngọt ngào (180x136 vải lụa)
Triển lãm mỹ thuật: “Cảnh vật trong hoài niệm”  - ảnh 6
Sài Gòn những điều còn, mất (173x135 vải lụa)

Triển lãm mỹ thuật: “Cảnh vật trong hoài niệm”  - ảnh 7
Chợ lớn Sài Gòn (150x150 vải lụa)

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu