Phát huy và bảo tồn Nghề gác kèo ong - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Chia sẻ
(VOV5) - Mật ong rừng tràm có chất lượng rất tốt, dược tính cao, được dùng nhiều trong các sản phẩm dược đông y và sử dụng để bồi bổ sức khỏe.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau vừa tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Nghề gác kèo ong là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, cho đại diện UBND hai huyện U Minh và Trần Văn Thời.

Phát huy và bảo tồn Nghề gác kèo ong - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia  - ảnh 1Ảnnh: Nông dân vùng U Minh Thượng thu hoạch mật ong rừng. Ảnh: Lê Sen/TTXVN 

Việc công nhận Nghề gác kèo ong là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đã tạo thêm động lực cho người dân gắn bó với nghề có điều kiện phát triển kinh tế bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng, giảm nghèo của địa phương.

Nghề gác kèo ong ở U Minh Hạ chính vụ kéo dài từ đầu đến cuối mùa khô hàng năm, có hộ dân gác đến 300-500 kèo ong cho thu hoạch khoảng 600-1.000 lít mật/vụ, cá biệt có hộ gác đến 2.000 kèo ong. Mật ong rừng tràm có chất lượng rất tốt, dược tính cao, được dùng nhiều trong các sản phẩm dược đông y và sử dụng để bồi bổ sức khỏe nên rất nổi tiếng trong và ngoài nước. Cuối năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận sản phẩm mật ong U Minh Hạ là nhãn hiệu tập thể.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu