Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17 năm 2019: “Sông núi trên vai”

Bùi Hằng
Chia sẻ
(VOV5) - “Sông núi trên vai”, là sứ mệnh của nhà thơ đối với Tổ quốc và với non sông.

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17 - Xuân Kỷ Hợi với chủ đề “Sông núi trên vai” chính thức khai mạc ngày 17/2 tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17 là ngày hội để tôn vinh thơ ca, chính là tôn vinh đất nước, tôn vinh con người và văn hóa Việt Nam. Đây là dịp để các nhà thơ trong nước và quốc tế giao hòa cởi mở và thân thiết với công chúng yêu thơ thuộc nhiều thế hệ.

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17 năm 2019: “Sông núi trên vai” - ảnh 1Sáng 17/2, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hội Nhà văn Việt Nam đã khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII, với chủ đề “Sông núi trên vai”. 

“Chủ đề ‘Sông núi trên vai” thể hiện tinh thần hướng về mọi miền biên cương, hải đảo Tổ quốc, tình yêu quê hương, đất nước nói chung của những người cầm bút. Cảm thức thiêng liêng về miền biên viễn mang tới cho nhà thơ, nhà văn những suy ngẫm, cảm xúc sâu lắng để cho ra đời những sáng tác đặc biệt về đề tài này. Những tác phẩm viết về biên giới, hải đảo đã trở thành một nguồn mạch quan trọng của văn học Việt Nam. Theo đó, nhiều tác phẩm khẳng định chủ quyền lãnh thổ, ngợi ca tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần chiến đấu quả cảm, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc đã vang lên trong Ngày thơ Việt Nam 2019: “Nam quốc sơn hà,” “Thư mùa Đông”, “Viết từ đảo nhỏ”…

Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, cho biết: “Với chủ đề “sông núi trên vai”, chúng ta nên hiểu theo nghĩa rộng, đây là sứ mệnh của nhà thơ đối với Tổ quốc và với non sông. Cái này không chỉ có ở Việt Nam mà bất cứ nhà thơ nào trên thế giới cũng mang trên vai của mình Tổ quốc của họ.”

Bên cạnh các tác giả Việt Nam và công chúng yêu thơ trong nước, Ngày thơ Việt Nam năm nay còn có sự tham dự của gần 200 đại biểu là các nhà văn, nhà thơ, dịch giả đến từ 46 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Sự góp mặt của các đại biểu nước ngoài cho thấy sự đồng hành, ủng hộ của bạn bè quốc tế với các nhà văn, nhà thơ nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là dịp để quảng bá văn học Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Năm nay, Sân thơ trẻ 2019 được tổ chức tại sân Thái Miếu (sân trước) của Văn Miếu-Quốc Tử Giám với nhiều hoạt động phong phú, tăng cường sự giao lưu, tương tác giữa tác giả và bạn đọc.

Chủ đề “Mở đường bay phía trước” của Sân thơ trẻ năm nay được lấy cảm hứng từ niềm tự hào trước ý chí, nghị lực, sức trẻ của các cầu thủ trong đội tuyển bóng đá quốc gia. Tại đây, công chúng yêu thơ được gặp lại nhiều tác giả với những cá tính sáng tạo khác biệt.

Ngoài ra, Sân thơ trẻ năm nay có sự tham gia đọc thơ, giao lưu trực tiếp của 10 nhà thơ nước ngoài, tạo ra không khí tươi mới. Những sáng tác được thể hiện tại Sân thơ trẻ thể hiện những góc nhìn đa chiều, phản ánh sinh động, súc tích mọi mặt của đời sống đương đại.

Tham dự Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17, nhà thơ trẻ Hoàng Anh Tuấn chia sẻ: “Đây là lần thứ tư tôi đến với sân thơ trẻ để trình diễn thơ nhưng cảm giác lúc nào cũng vẹn nguyên như lúc đầu. Đó là cảm giác hồi hộp xen lẫn tự hào.”

Trong dịp này, các hoạt động hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17 - Xuân Kỷ Hợi cũng được tổ chức tại nhiều địa phương trong cả nướ

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu