Mở rộng hợp tác quốc tế xử lý chất độc da cam/dioxin tồn lưu sau chiến tranh

Chia sẻ
(VOV5) - Các nhà khoa học VACNE, các nhà quản lý Bộ Tài nguyên và Môi trường… đã đánh giá cao kinh nghiệm và kết quả thử nghiệm tẩy độc dioxin bằng phương pháp vi sinh của các đối tác Hàn Quốc
(VOV5) - Các nhà khoa học VACNE, các nhà quản lý Bộ Tài nguyên và Môi trường… đã đánh giá cao kinh nghiệm và kết quả thử nghiệm tẩy độc dioxin bằng phương pháp vi sinh của các đối tác Hàn Quốc.


Mở rộng hợp tác quốc tế xử lý chất độc da cam/dioxin tồn lưu sau chiến tranh  - ảnh 1
Các đại biểu tham dự Hội thảo (Ảnh: vacne.org.vn)

Mở rộng hợp tác quốc tế nhằm nhanh chóng xử lý chất độc da cam/dioxin tồn lưu sau chiến tranh tại Việt Nam, là nội dung Hội thảo khoa học “Kết quả phân tích tồn lưu và thử nghiệm phương pháp tẩy độc dioxin trong đất tại sân bay A Sho, huyện A Lưới”, do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) và các đối tác tại Hàn Quốc tổ chức tại Hà Nội, ngày 29/9. Tại Hội thảo, phía Hàn Quốc có Công ty sinh học (BJC) cùng đối tác là Viện Khoa học và Công nghệ đại dương Hàn Quốc (KIOST), Viện độc tố học Hàn Quốc (KIT), Tổng công ty Nông, Ngư nghiệp Hàn Quốc (KRC), trình bày các báo cáo về kết quả phân tích tồn lưu dioxin trong đất tại sân bay A Sho, kết quả thử nghiệm phương pháp xử lý trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp vi sinh của Hàn Quốc.


Các nhà khoa học VACNE, các nhà quản lý Bộ Tài nguyên và Môi trường… đã đánh giá cao kinh nghiệm và kết quả thử nghiệm tẩy độc dioxin bằng phương pháp vi sinh của các đối tác Hàn Quốc; mong muốn các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện phương pháp này tẩy độc dioxin trong đất tại huyện A Lưới, mặt khác có thể áp dụng tại các khu vực khác để bảo vệ sức khẻ cộng đồng. 

Tại Hội thảo, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và các đối tác Hàn Quốc đã ký kết Biên bản thỏa thuận về kết quả làm việc, những kiến nghị liên quan đến việc tẩy độc đất nhiễm dioxin tại huyện A Lưới.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu