Luật sư Fidel Castro lật đổ chế độ độc tài quân sự như thế nào?

Trung Hiếu/VOV.VN/Theo Britannica
Chia sẻ
(VOV5) - Bất bình trước chế độ độc tài quân sự Batisa thân Mỹ, luật sư trẻ tuổi Fidel Castro đã tập hợp lực lượng để đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ đó.

(VOV5) - Bất bình trước chế độ độc tài quân sự Batisa thân Mỹ, luật sư trẻ tuổi Fidel Castro đã tập hợp lực lượng để đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ đó.


Fidel Castro, tên đầy đủ là Fidel Alejandro Castro Ruz, sinh vào ngày 13/8/1926 gần Biran, Cuba. Ông là lãnh tụ chính trị của Cuba từ năm 1959 đến 2008. Ông đã chuyển đất nước vùng Caribbean này thành quốc gia XHCN ở Tây Bán cầu.

luat su fidel castro lat do che do doc tai quan su batista nhu the nao hinh 1
Lãnh đạo cách mạng Fidel Castro cầm khẩu súng bắn tỉa tại một căn cứ
 du kích ở miền đông Cuba  vào năm 1957. Ảnh: AP.


Castro trở thành một biểu tượng của Cách mạng XHCN ở châu Mỹ Latin.

Ông giữ chức vụ Thủ tướng Cuba cho đến năm 1976, rồi sau đó là một thời kỳ dài làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng.

Fidel Castro tạm thời chuyển giao quyền lực vào tháng 7/2006 do vấn đề về sức khỏe. Ông chính thức rời chức vụ Chủ tịch vào tháng 2/2008.

Castro sinh ra miền đông nam Cuba. Cha ông là một người nhập cư đến từ Tây Ban Nha, là một nông dân mía đường tương đối khá giả ở địa phương. Cha ông có 7 người con, trong đó có Fidel và Raul.

Fidel học phổ thông ở Santiago de Cuba sau đó là ở Belen, Havana. Tại ngôi trường thứ 2 này, ông tỏ rõ là một vận động viên xuất sắc.

Năm 1945 Fidel vào học trường Luật của Đại học Havana.

Hoạt động chính của Fidel tại trường Đại học là chính trị. Năm 1947, ông tham gia hoạt động nổi dậy ở Cộng hòa Dominica. Sau đó ông tham gia bạo động ở Bogota, Colombia vào năm 1948.

Tốt nghiệp đại học vào năm 1950, Fidel bắt đầu hành nghề luật và tham gia đảng Nhân dân Cuba. Ông trở thành ứng viên tranh cử vào vị trí trong Hạ viện trong cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 6/1952.

Thế nhưng tháng 3/1952, cựu Tổng thống Cuba - tướng Batista đã lật đổ chính của Tổng thống Socarras, hủy bỏ bầu cử và thiết lập chế độ độc tài quân sự.

Đấu tranh vũ trang một cách bền bỉ

Sau khi thất bại trong việc dùng các biện pháp hợp pháp để hạ bệ chế độ độc tài này, Fidel Castro bắt đầu tổ chức một lực lượng nổi dậy vào năm 1953.

Vào ngày 26/7/1953, ông lãnh đạo khoảng 160 người tấn công cảm tử vào trại lính Moncada ở Santiago de Cuba với hy vọng làm dấy lên một cuộc khởi nghĩa rộng rãi. Hầu hết những người tham gia vụ tấn công này đã hy sinh, riêng Fidel thì bị bắt.

Trong một phiên xét xử mà ông tự bào chữa, Fidel bị chính quyền Batista kết án 15 năm tù giam.

Fidel và em trai Raul được phóng thích trong một đợt ân xá chính trị vào năm 1955. Sau đó 2 anh em Castro sang Mexico để tiếp tục chiến dịch chống chế độ Batista. Sau đó Fidel tổ chức những người Cuba lưu vong lại thành một nhóm cách mạng gọi là Phong trào 26/7.

Vào ngày 2/12/1956, Fidel và một nhóm 81 chiến sĩ vũ trang đổ bộ lên bờ biển phía tây của Cuba từ con tàu Granma. Đụng độ phải lính của chế độ Batista, tất cả đều bị giết hoặc bị bắt, ngoại trừ anh enh Fidel, Che Guevara và 9 người khác. Những người sống sót rút về vùng Sierra Maestra để phát động chiến tranh du kích chống lại quân Batista.

Nhận được sự giúp đỡ ngày càng nhiều của các nhà cách mạng trên hòn đảo này, lực lượng của Fidel Castro giành được một loạt chiến thắng trước quân đội bạc nhược với sĩ quan trình độ yếu kém của chính quyền Batista.

Các thất bại liên tiếp của quân đội Batista cộng với sự tuyên truyền hiệu quả của Castro buộc Batista  bỏ chạy khỏi Cuba vào ngày 1/1/1959. Lực lượng du kích 800 tay súng của Fidel Castro đã đánh bại đội quân nhà nghề 30.000 người của chính quyền Batista lúc đó.

Castro trở thành tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang của chính quyền Cuba lâm thời do nhân vật Manuel Urrutia làm Chủ tịch . Tháng 2/1959, Castro trở thành Thủ tướng Cuba. Chủ tịch Urrutia từ chức vào tháng 7/1959.

Fidel Castro lên nắm quyền với sự hậu thuẫn của các cư dân thành thị- những người tin tưởng vào việc khôi phục hiến pháp 1940.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu