Hiệu quả của chương trình Sữa học đường ở Bắc Ninh

Tiến Dũng
Chia sẻ

(VOV5) - Sau 3 năm triển khai, chương trình đã góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi, nhẹ cân.

(VOV5) - Sau 3 năm triển khai, chương trình đã góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi, nhẹ cân.

Nhằm nâng cao thể trạng, trí tuệ cho trẻ mầm non, tỉnh Bắc Ninh đã đầu tư gần 180 tỷ đồng cho chương trình Sữa học đường. Sau 3 năm triển khai, chương trình đã góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi, nhẹ cân.

Nghe âm thanh tại đây:


Chương trình Sữa học đường tại tỉnh Bắc Ninh được triển khai từ tháng 9/2013 tại 24 trường mầm non trên địa bàn tỉnh. Sau 1 năm triển khai thí điểm mang lại nhiều hiệu quả, năm học 2014 – 2015 tỉnh triển khai đại trà đến tất cả các trường mầm non trên phạm vi toàn tỉnh. Cô Ngô Thị Thu Hường, Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Sao Mai, thành phố Bắc Ninh, cho biết: Năm học 2016-2017 là năm thứ 3 Trường mầm non Sao Mai đi vào hoạt động và cũng là năm thứ 3 Trường được hưởng chương trình sữa học đường. Từ khi chương trình sữa học đường được triển khai nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các phụ huynh. Các con được hưởng thụ sữa học đường thì sẽ phát triển toàn diện hơn cả về thể lực cũng như trí lực và các con sẽ được phát triển chiều cao của mình một cách toàn diện nhất.

Hiệu quả của chương trình Sữa học đường ở Bắc Ninh - ảnh 1
Học sinh trường mầm non tỉnh Bắc Ninh được uống Sữa từ chương trình Sữa học đường. Ảnh: thst.vn


Cùng với trường Sao Mai, Trường mầm non Thanh Khương, huyện Thuận Thành là một trong những trường được triển khai chương trình Sữa học đường đầu tiên của tỉnh. Do đây là hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao thể trạng của trẻ em nên nhanh chóng được sự ủng hộ của phụ huynh học sinh. Đến nay, chương trình đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của phụ huynh học sinh. Cô Cao Thị Hòe, Hiệu trưởng Trường mầm non Thanh Khương, huyện Thuận Thành, cho biết: “Chương trình sữa học đường này về với các cháu rất là phấn khởi, rất vui. Chương trình sữa học đường về đây có ý nghĩa cải thiện được chiều cao của các cháu. Phụ huynh phải đóng góp với mức rất là ít chỉ 25% thôi nhưng các cháu một tuần được hưởng 3 buổi uống sữa, điều này khiến nhiều phụ huynh rất tin tưởng và ủng hộ chương trình.”

Hiệu quả của chương trình Sữa học đường ở Bắc Ninh - ảnh 2
Ảnh: bacninh.edu.vn


Ông Nguyễn Giang Long, phụ huynh học sinh ở thành phố Bắc Ninh, cho rằng chương trình sữa học đường là một chương trình giầu tính nhân văn, có hiệu quả cao trong cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em:Chúng tôi là phụ huynh học sinh thì nghĩ chương trình sữa học đường này là rất tốt. Trẻ con đi học như này được uống sữa thì rất tốt. Ở các nước Châu Âu thì các sữa này dùng để phát triển sức khỏe cơ thể cho các cháu là rất tốt. Các cháu được như thế này thì phụ huynh chúng tôi là rất an tâm.

Hiệu quả của chương trình Sữa học đường ở Bắc Ninh - ảnh 3
Ảnh: baocongthuong.com.vn


Để đáp ứng nguyện vọng của đông đảo học sinh và phụ huynh trên địa bàn tỉnh, hiện nay ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh tiếp tục triển khai chương trình Sữa học đường trong các trường mầm non và mở rộng đối tượng thụ hưởng sữa cho học sinh tiểu học trên địa bàn. Ông Trịnh Khôi, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh cho biết: Năm học 2016 – 2017, có trên 86.000 cháu thuộc cấp mầm non. Số trẻ đến trường càng ngày càng đông thể hiện tính hiệu quả trong công tác giáo dục, tăng được số trẻ đến trường đúng độ tuổi. Áp dụng chương trình Sữa học đường có hiệu quả tốt số trẻ suy dinh dưỡng nhẹ  cân giảm từ 2,1 – 2,5% trung bình mỗi năm. Số trẻ thấp còi giảm từ 1,2 – 1,65% theo mỗi năm. Chúng tôi triển khai bài bản, rất an toàn. Chúng tôi tham mưu cho tỉnh tiếp tục triển khai sữa học đường đến lứa tuổi mầm non và triển khai cả bậc tiểu học.

Thực tế ở tỉnh Bắc Ninh cho thấy, thực hiện có hiệu quả chương trình Sữa học đường đã góp phần nâng cao thể lực, trí lực cho các em học sinh; đồng thời tăng cường được chất lượng giáo dục của các trường.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu