Chuyến phiêu lưu vào thế giới cổ tích từ họa sĩ của đất nước nàng tiên cá

Phi Hà
Chia sẻ
(VOV5) -  Tove K Lange là một hoạ sĩ Đan Mạch nổi tiếng với các tác phẩm truyện tranh dành cho thiếu nhi.

Tập sách và tranh vẽ minh họa của tác giả Tove K Lange  “Chuyến phiêu lưu vào thế giới cổ tích” được Đại sứ quán Đan Mạch và Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu ra mắt tại Hà Nội sáng 11/11.

Chuyến phiêu lưu vào thế giới cổ tích từ họa sĩ của đất nước nàng tiên cá - ảnh 1Họa sĩ Tove K Lange cùng các khán giả thiếu nhi trường Acsimet Hà Nội trong buổi ra mắt sách - Ảnh: ĐSQ Đan Mạch tại Việt Nam

Tove K Lange là một hoạ sĩ Đan Mạch nổi tiếng với các tác phẩm truyện tranh dành cho thiếu nhi.  “Chuyến Phiêu lưu vào Thế Giới Cổ tích” là một tuyển tập các bức tranh minh họa một số các câu chuyện cổ tích nổi tiếng nhất trên thế giới và các mẩu chuyện và câu hỏi đi kèm nhằm dẫn dắt khán giả du hành từ câu chuyện cổ tích này sang câu chuyện cổ tích khác.

Chuyến phiêu lưu vào thế giới cổ tích từ họa sĩ của đất nước nàng tiên cá - ảnh 2

Tại buổi lễ, họa sĩ Tove K Lange chia sẻ, bà đã thực hiện cuốn sách này từ sự tò mò, tưởng tượng trẻ thơ: nhân vật trong các câu chuyện cổ tích chúng ta đã đọc, sẽ tiếp tục có đời sống như thế nào sau những câu chuyện đó. Bà hy vọng trẻ em Việt Nam cũng chia sẻ niềm đam mê khám phá những chân trời tưởng tượng đó qua những trang sách của mình.

Chuyến phiêu lưu vào thế giới cổ tích từ họa sĩ của đất nước nàng tiên cá - ảnh 3Những câu chuyện được tái hiện qua tranh vẽ và những bức thư - Ảnh: P.H

Phát biểu tại lễ ra mắt và triển lãm sách, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Nicolai Prytz cho biết, Đại sứ quán Đan Mạch và Nhà xuất bản Kim Đồng đã có mối quan hệ khăng khít, lâu dài trong việc tăng cường chất lượng sáng tác văn học thiếu nhi ở Việt Nam.

Dù chương trình hợp tác phát triển chính thức (Dự án hỗ trợ văn học thiếu nhi Việt Nam - Đan mạch) đã kết thúc cuối năm 2015, nhưng lễ ra mắt cuốn sách cũng như những sự kiện đi kèm cho quan hệ hợp tác này rất bền vững và vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Cảm ơn tác giả, họa sĩ Tove K. Lange “đã trao cho chúng tôi cơ hội giới thiệu các sáng tác tuyệt vời của bà đến khán giả Việt Nam”, ngài Đại sứ cũng “hy vọng rằng những bức tranh tuyệt đẹp cùng những câu chuyện đầy thú vị ở triển lãm sẽ thu hút không chỉ trẻ em mà cả người lớn, và dẫn dắt người xem đi qua những câu chuyện cổ tích mà hầu hết chúng ta đều thuộc lòng từ khi còn tấm bé.”

Chuyến phiêu lưu vào thế giới cổ tích từ họa sĩ của đất nước nàng tiên cá - ảnh 4Các độc giả nhí say mê theo dõi những câu chuyện trong trang sách từ triển lãm. - Ảnh: P.H

Ông Bùi Tuấn Nghĩa, Giám đốc NXB Kim Đồng cho biết, Nhà xuất bản Kim Đồng trong mối quan hệ hợp tác lâu dài với Đại sứ quán Đan Mạch, Hiệp hội Nhà văn và Họa sĩ Đan Mạch, đã thu được nhiều thành quả tốt đẹp. “Nhiều nhà văn và họa sĩ minh họa Việt Nam đánh giá kinh nghiệm và kiến thức thu được trong những năm qua khi làm việc với các nghệ sĩ Đan Mạch, cả trực tiếp và thông qua các hội thảo, là rất hữu ích và có giá trị.

NXB Kim Đồng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các tác giả Việt Nam về các chương trình hội thảo với bà Tove K. Lange, họa sĩ minh họa người Đan Mạch. Điều này cho thấy các tác giả Việt Nam có nhu cầu trau dồi kĩ năng sáng tác cũng như thấy lợi ích của việc trao đổi kiến thức và chuyên môn với các chuyên gia người Đan Mạch.” – Ông Bùi Tuấn Nghĩa khẳng định .

Chuyến phiêu lưu vào thế giới cổ tích từ họa sĩ của đất nước nàng tiên cá - ảnh 5Tái hiện từng câu chuyện trong các phần trưng bày - Ảnh: P.H

Tiếp sau lễ ra mắt sách là hai cuộc hội thảo đào tạo về Xu hướng sáng tác Sách tranh Đan Mạch nhằm thúc đẩy trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa các hoạ sĩ minh hoạ và các nhà văn Đan Mạch và Việt Nam. 

Sự kiện nằm trong khuôn khổ chương trình văn hóa và ngoại giao nhân dân do Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức nhằm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. 
Chương trình hợp tác giữa Nhà xuất bản Kim Đồng và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam (Dự án hỗ trợ văn học thiếu nhi Việt Nam - Đan Mạch) diễn ra từ năm 2005 đến năm 2015 với mục tiêu cải thiện chất lượng sáng tác văn học thiếu nhi tại Việt Nam. Tuy nhiên, từ sau năm 2015, các hoạt động hợp tác vẫn tiếp tục, bắt nguồn từ các ý tưởng, sáng kiến trực tiếp của hai bên. Sự hợp tác đã tạo ra "sự thay đổi tư duy" trong sáng tác văn học cho thiếu nhi, trong đó sáng tác minh họa là một cấu thành quan trọng ngang bằng với phần sáng tác viết. Hình minh họa giờ đây không còn chỉ là phần bổ sung, mà là một phần không thể thiếu của một cuốn sách cho trẻ em.

Chuyên gia từ Hiệp hội Nhà văn và Họa sĩ Đan Mạch đã đào tạo hàng trăm họa sĩ và nhà văn Việt Nam, giúp họ học cách khám phá những ranh giới và giới hạn khác nhau, điều mà trước đây hoàn toàn xa lạ.

Một số hình ảnh tại buổi ra mắt sách và triển lãm:
Chuyến phiêu lưu vào thế giới cổ tích từ họa sĩ của đất nước nàng tiên cá - ảnh 6Cô hiệu phó trường Archimedes Nguyễn Thị Quỳnh Chi và các em học sinh tại không gian triển lãm ở Nhà xuất bản Kim Đồng, 55 Quang Trung, Hà Nội. - Ảnh: P.H
Chuyến phiêu lưu vào thế giới cổ tích từ họa sĩ của đất nước nàng tiên cá - ảnh 7Mỗi một góc nhỏ là một câu chuyện phiêu lưu từ người họa sĩ - Ảnh: P.H
Chuyến phiêu lưu vào thế giới cổ tích từ họa sĩ của đất nước nàng tiên cá - ảnh 8Truyện thật thú vị - Ảnh: P.H
Chuyến phiêu lưu vào thế giới cổ tích từ họa sĩ của đất nước nàng tiên cá - ảnh 9Học sinh trường Archimedes tham gia trò chơi và nhận phần thưởng từ tác giả cuốn truyện. - Ảnh: P.H
Chuyến phiêu lưu vào thế giới cổ tích từ họa sĩ của đất nước nàng tiên cá - ảnh 10Họa sĩ Tove K Lange, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Nicolai Prytz, Giám đốc NXB Kim Đồng Bùi Tuấn Nghĩa cùng các em học sinh và các nhà văn tham gia buổi ra mắt sách - Ảnh: ĐSQ Đan Mạch tại Việt Nam
Với sự hỗ trợ từ Đan Mạch, vai trò và vị thế của văn học thiếu nhi ở Việt Nam ngày càng được công nhận là quan trọng và không thể thiếu. Văn học đã trở thành một trong những không gian để trẻ em tương tác với xã hội, tham gia, phản ánh và trải nghiệm những bước đầu tiên trên con đường trở thành một công dân trẻ năng động.  

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu