Việt Nam thực hiện các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền đất nước

Chia sẻ
(VOV5) - Trong hai ngày hôm qua và hôm nay(30/6 – 1/7), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 trực tuyến với lãnh đạo tất cả các địa phương nhằm đánh giá tình hình Kinh tế-xã hội (KTXH) 6 tháng đầu năm, đồng thời xác định các biện pháp tập trung chỉ đạo, điều hành nhất quán trong 6 tháng cuối năm nay.

(VOV5) - Trong hai ngày hôm qua và hôm nay(30/6 – 1/7), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 trực tuyến với lãnh đạo tất cả các địa phương nhằm đánh giá tình hình Kinh tế-xã hội (KTXH) 6 tháng đầu năm, đồng thời xác định các biện pháp tập trung chỉ đạo, điều hành nhất quán trong 6 tháng cuối năm nay.

 

Việt Nam thực hiện các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền đất nước - ảnh 1


Nổi bật nhất trong 6 tháng qua là kinh tế vĩ mô tiếp tục giữ ổn định; lạm phát được kiểm soát với chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tăng thấp nhất so với cùng kỳ 13 năm qua; nông nghiệp tăng trưởng mạnh, nhất là lúa gạo tăng hơn 800 nghìn tấn; thu ngân sách tăng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế… Tăng trưởng 6 tháng đầu năm nay ước đạt 5,18%, đây là mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng của cùng kỳ 2 năm trước. Liên quan đến tình hình Trung Quốc xâm phạm vùng biển VN, các địa phương ủng hộ chủ trương nhất quán và các biện pháp quyết liệt đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia của Đảng, Nhà nước cũng như quan điểm của Chính phủ và các biện pháp chỉ đạo giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề nảy sinh, đảm bảo an ninh, trật tự và môi trường đầu tư. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Đàm Văn Bông khẳng định: Quan hệ giữa Hà Giang với các tỉnh giáp biên của Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường. Hơn 277 km đường biên nhưng tình hình ổn định. Đảng bộ, cán bộ và nhân dân tin tưởng, ủng hộ tuyệt đối các giải pháp đấu tranh của Đảng, Nhà nước đối với tình hình biển Đông.

 

Phát biểu kết luận phiên họp, trước bối cảnh dự báo kinh tế thế giới và việc Trung Quốc tiếp tục hạ đặt giàn khoan xâm phạm nghiêm trọng vùng biển của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các địa phương bám sát tình hình, dự báo mọi tình huống trên tất cả các lĩnh vực để chủ động tính toán các biện pháp, phương án cụ thể ứng phó, xử lý kịp thời và hiệu quả trong bất cứ tình huống nào. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ 3 mục tiêu cao nhất mà Chính phủ quyết tâm thực hiện: Chúng ta phải tập trung cao nhất, nỗ lực cao nhất bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền. Đây là mục tiêu thiêng liêng phải làm, phải làm hết sức mình và các ban ngành phải tập trung cao để thực hiện .Thứ hai là phải đảm bảo được an ninh chính trị, trật tự của đất nước. Mục tiêu thứ 3 quyết tâm nhất trí thực hiện mục tiêu tăng trưởng đề ra 5,8% trong cả năm nay.

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ đang tiến hành nhiều biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là đẩy nhanh tiến trình đàm phán các Hiệp định thương mại tự do song phương và xuyên quốc gia, đồng thời tích cực hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến đấu thầu, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào để không lệ thuộc vào một thị trường nào. Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, đặc biệt là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường gắn với cải cách hành chính, thu hút đầu tư; kiên trì cơ chế giá theo thị trường. Các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; tiếp tục dồn sức tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh mà trước hết là tập trung tăng tổng cầu nền kinh tế, nhất là tập trung đẩy nhanh giải ngân các nguồn vốn đầu tư công, nhất là ; phát huy hiệu quả quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp; tiếp tục giảm lãi suất và tạo thuận lợi về thủ tục tiếp cận vốn vay cho doanh nghiệp; kiên quyết đấu tranh với buôn lậu và gian lận thương mại. Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quyết liệt đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; dứt khoát cơ cấu lại hệ thống ngân hàng theo hướng an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo công tác giảm nghèo, hết sức chú ý đồng bào vùng dân tộc và vùng thiên tai; bổ sung các cơ chế, chính sách để phát triển mạnh nhà ở xã hội; ý tế, phòng chống bão lũ; tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các lĩnh vực, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội./. 

 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu