Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Ánh Huyền
Chia sẻ
(VOV5) - Ngày 9/5, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc thời gian gần đây Trung Quốc liên tục cử tàu cá ra quần đảo Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: Chúng tôi rất quan tâm và theo dõi sát sao các diễn biến liên quan đến vấn đề này. Chúng tôi cho rằng mọi hoạt động của các bên liên quan cần tuân thủ theo luật pháp quốc tế nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước liên quan.
(VOV5) - Ngày 9/5, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc thời gian gần đây Trung Quốc liên tục cử tàu cá ra quần đảo Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: Chúng tôi rất quan tâm và theo dõi sát sao các diễn biến liên quan đến vấn đề này. Chúng tôi cho rằng mọi hoạt động của các bên liên quan cần tuân thủ theo luật pháp quốc tế nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước liên quan. Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình với quần đảo Trường Sa và mọi hoạt động ở vùng biển này mà không được sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.


Cùng ngày 9/5, Hội Luật gia và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị giới thiệu về lịch sử chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Hàng trăm cán bộ, cử tri  tỉnh Đồng Nai tham dự sự kiện. Tại Hội nghị, nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, nêu rõ chủ quyền biển đảo của Việt Nam đã được khẳng định từ hàng ngàn năm và nhân dân Việt Nam đang kế thừa những giá trị mang tính liên tục của lịch sử để tiếp tục gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Những triều đại từ xa xưa như Từ nhà Lê - thời kỳ vua Lê Thánh Tông, Hồng Đức đã vẽ bản đồ và xác nhận chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; thời đại chúa Nguyễn cũng tiếp tục khẳng định và xác lập chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa; kể cả sau này vào năm 1938, Vua Bảo Đại tiếp tục thực hiện quyền lực nhà nước của mình để xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng dẫn chứng, sau này khi người Pháp tiếp quản lãnh thổ của Đại Nam họ vẫn thực thi việc xác lập chủ quyền như đăng ký với thế giới  2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một địa điểm của xứ Đông Dương thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, đó là những bằng chứng cụ thể trong lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

 

 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu