Truyền thông Đức đánh giá về chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chia sẻ
(VOV5) - Nhiều báo lớn của Đức những ngày qua đã có các bài viết đánh giá triển vọng hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ nhân chuyến thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

(VOV5) - Nhiều báo lớn của Đức những ngày qua đã có các bài viết đánh giá triển vọng hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ nhân chuyến thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.


Báo điện tử "Deutsche Welle" (DW) đăng bài viết của tác giả Rodion Ebbighausen với tiêu đề "Việt Nam và Hoa Kỳ xích lại gần nhau", trong đó đánh giá hợp tác kinh tế đang được cả hai bên nhìn nhận là "nền tảng và động lực" cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên cơ sở thỏa thuận "Quan hệ đối tác toàn diện" ký kết năm 2013. Bài viết nêu rõ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ là trung tâm của sự hợp tác này.


Truyền thông Đức đánh giá về chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  - ảnh 1
Ảnh: baotintuc.vn



Một báo lớn khác của Đức - nhật báo "Die Tageszeitung" (TAZ) đăng bài viết của tác giả Sven Hansen về chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tiêu đề "Quan hệ Việt Nam–Hoa Kỳ: Từ đường mòn Hồ Chí Minh tới cuộc gặp Tổng thống Obama". Bài viết cho rằng quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đang có những bước chuyển tích cực với thỏa thuận "Quan hệ đối tác toàn diện" được ký kết năm 2013, theo đó Hoa Kỳ nới lỏng cấm vận vũ khí với Việt Nam năm 2014 và đặc biệt là chuyến thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên của một lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. 



Bài viết nhìn nhận quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ qua chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể sẽ tạo ra những đột phá về hợp tác kinh tế và chiến lược, trong đó đặc biệt là thúc đẩy triển vọng đàm phán TPP. Tác giả Sven Hansen cũng đánh giá Việt Nam đang theo đuổi một chính sách ngoại giao độc lập với chủ trương "không liên minh quân sự, không thiết lập quan hệ đồng minh để chống bên thứ ba và không để nước ngoài xây dựng căn cứ quân sự tại Việt Nam".

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu