Triển lãm và tọa đàm về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông tại Geneva

Chia sẻ
(VOV5) - Triển lãm về chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông tập hợp khoảng 110 bản đồ cổ, tài liệu, tư liệu, hình ảnh, thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.

(VOV5) - Triển lãm về chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông tập hợp khoảng 110 bản đồ cổ, tài liệu, tư liệu, hình ảnh, thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.

Triển lãm và tọa đàm về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông tại Geneva - ảnh 1
Tàu nạo vét, bồi lấp trái phép của Trung Quốc ở Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Nguồn: EPA)


Ngày 16/4 tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ), Cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sĩ và Hội hữu nghị Thụy Sĩ - Việt Nam tổ chức triển lãm, tọa đàm về chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông cũng như ký "Thỉnh nguyện thư" gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhằm phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.


Triển lãm về chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông tập hợp khoảng 110 bản đồ cổ, tài liệu, tư liệu, hình ảnh, thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông. Cũng trong khuôn khổ của sự kiện, buổi tọa đàm về chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông diễn ra với sự tham gia của luật sư Pierre Schifferli từ Đoàn luật sư Geneva và Chủ tịch Hội hữu nghị Thụy Sĩ-Việt Nam, bà Anjuska Weil. Tại đây, hai diễn giả lưu ý về mức độ nguy hiểm và diễn tiến nhanh chóng của những tranh chấp tại Biển Đông, vấn đề không chỉ liên quan đến các quốc gia trong khu vực mà thực sự chứa đựng những yếu tố vượt ra ngoài khu vực như vấn đề an ninh hàng hải.


Cũng tại sự kiện, các nhà tổ chức và những người tham gia đã cùng ký "Thỉnh nguyện thư" gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhằm phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Với tên gọi "Cùng chung sức góp tiếng nói phản đối mạnh mẽ", thỉnh nguyện thư nhấn mạnh yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, chấm dứt ngay các hành động xâm chiếm, quân sự hóa Biển Đông, thực hiện nghiêm túc các cam kết trong Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu