Thách thức và định hướng tăng năng suất lao động Việt Nam

Chia sẻ
(VOV5)- Năng suất lao động thấp là hệ quả của nền kinh tế có quy mô nhỏ lẻ, lợi ích kinh tế theo quy mô chưa được phát huy.

(VOV5)- Năng suất lao động thấp là hệ quả của nền kinh tế có quy mô nhỏ lẻ, lợi ích kinh tế theo quy mô chưa được phát huy.

 

Việt Nam cần nỗ lực trong cải cách để tăng năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động. Thông tin này được đưa ra tại Diễn đàn năng suất lao động Việt Nam do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương tổ chức sáng nay (27/11), tại Hà Nội. Theo báo cáo tại hội thảo, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức khi năng suất lao động nằm trong số những nước thấp nhất  khu vực ASEAN.


Thách thức và định hướng tăng năng suất lao động Việt Nam - ảnh 1
Diễn đàn năng suất lao động Việt Nam do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức sáng nay (27/11),
 tại Hà Nội.


Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, để tăng năng suất lao động, việc cần làm ngay là cải thiện chất lượng lao động, khoa học công nghệ, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, tạo việc làm, gia tăng năng suất lao động khu vực Nhà nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành có giá trị gia tăng cao, định hướng thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào khoa học công nghệ: Thời điểm hiện nay, khi chúng ta đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới mà năng suất lao động phải trở thành động lực tăng trưởng. Năng suất lao động thể hiện năng lực cạnh tranh. Điều đó nói lên rằng chúng ta phải nỗ lực rất lớn, đặc biệt trong cải cách để chúng ta tạo ra động lực buộc chúng ta phải tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh để có tăng trưởng hơn là mở rộng chi tiêu, khai thác tài nguyên./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu