Phóng thành công vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam

Chia sẻ
-Vệ tinh được phóng thành công vào vũ trụ lúc 9h 06’ sáng 7/5/2013 (giờ Hà Nội).

 -Vệ tinh được phóng thành công vào vũ trụ lúc 9h 06’ sáng 7/5/2013 (giờ Hà Nội).

Sáng 7/5 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (KHCNVN), Chủ dự án Vệ tinh nhỏ Việt Nam quan sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai (VNREDSat-1) phối hợp với Công ty Astrium thuộc Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Châu Âu (EADS) tổ chức chào mừng sự kiện phóng vệ tinh VNREDSat-1.


Tham dự buổi lễ gồm các đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành, cơ quan hữu quan của Việt Nam, đại diện Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, đại diện Công ty Astrium,… cùng toàn thể đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN.

Đúng theo kế hoạch đã định, vào lúc 9h06’ sáng 7/5/2013 (giờ Hà Nội), vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1 đã được phóng vào vũ trụ bằng tên lửa đẩy VEGA từ bãi phóng Kourou, Guyana thuộc Pháp. Công ty ArianeSpace thực hiện việc phóng VNREDSat-1 cùng với hai vệ tinh khác là vệ tinh PROBA V của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu – ESA và vệ tinh ESTCube-1 của Estonia. Các hình ảnh tường thuật Chương trình Phóng vệ tinh từ Kourou được truyền trực tiếp về Lễ chào mừng tại Hà Nội.

Phóng thành công vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam  - ảnh 1

Phát biểu tại sự kiện phóng vệ tinh VNREDSat-1, Giáo sư Châu Văn Minh – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN nhấn mạnh, đây là sự kiện khoa học công nghệ có ý nghĩa rất quan trọng, mở ra bước phát triển mới trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ của Việt Nam tiếp nối sau thành công của các dự án vệ tinh viễn thông Vinasat1 (năm 2008) và Vinasat2 (năm 2012).


Dự án vệ tinh VNREDSat-1 thành công sẽ không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học công nghệ mà còn góp phần xác định vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác khoảng không vũ trụ vì các mục đích hòa bình phục vụ lợi ích con người nói riêng. 

Năm 2006, Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020” và chúng ta đã và đang đầu tư để từng bước hình thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho ứng dụng công nghệ vệ tinh như: xây dựng Trung tâm Viễn thám Quốc gia; Trung tâm Vũ trụ Việt Nam; thiết kế, chế tạo và phóng các vệ tinh viễn thông Vinasat1, 2 và các vệ tinh quan sát trái đất… 

Thay mặt Viện Hàn lâm KHCNVN, Giáo sư Châu Văn Minh bày tỏ cám ơn sự chỉ đạo, ủng hộ của Đảng và Chính phủ, sự phối hợp, giúp đỡ của các Bộ, Ban, Ngành liên quan, đồng thời Giáo sư Châu Văn Minh cũng chân thành cám ơn sự hợp tác chặt chẽ của các đối tác Pháp: EADS Astrium, Arianespace, TPZ trong suốt quá trình triển khai thực hiện Dự án để có được kết quả ngày hôm nay. Giáo sư Châu Văn Minh khẳng định Viện Hàn lâm KHCNVN sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được, đúc rút kinh nghiệm, nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, để đạt được những kết quả lớn hơn góp phần xứng đáng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã nêu trong Chiến lược Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020.

Phóng thành công vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam  - ảnh 2
Tầng nhiên liệu của tên lửa đẩy VEGA mang theo vệ tinh VNREDSat-1 


Vệ tinh VNREDSat-1 có khả năng chụp ảnh toàn cầu và có nhiệm vụ chụp ảnh toàn bộ lãnh thổ Việt nam (bao gồm cả phần trên đất liền và vùng biển) đáp ứng nhu cầu về ảnh viễn thám của các bộ ngành phục vụ công tác quan sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường, thiên tai và các yêu cầu khác của đất nước.

Theo thông tin mới nhất từ Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, hiện nay, vệ tinh VNREDSat-1 đã đi vào quỹ đạo ổn định và hoàn thành những phần việc cuối cùng để đi vào khai thác. Những bức ảnh chụp lãnh thổ Việt Nam có thể sẽ được công bố vào ngày 10/5 tới. Giai đoạn vận hành thử nghiệm để đánh giá và điều chỉnh các thiết bị đặt trên vệ tinh kéo dài trong ba tháng tiếp theo trước khi Vệ tinh được bàn giao chính thức cho Việt Nam. Giáo sư Châu Văn Minh- Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, cho biết:  Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, với vệ tinh riêng thì chúng ta hoàn toàn chủ động trong việc chụp ảnh vệ tinh phục vụ cho nghiên cứu, phát triển kinh tế, xã hội. Đến 2 giờ 30 phút chiều nay, chúng ta nhận được tín hiệu đầu tiên. Trong khoảng hai ngày nữa chúng ta sẽ nhận được những bức ảnh đầu tiên chụp ảnh về trái đất.

Vệ tinh viễn thám VNREDSat-1 nằm trên quỹ đạo cực đồng bộ mặt trời (SSO) và có khả năng chụp ảnh quang học tất cả các vùng trên bề mặt Trái đất từ độ cao xấp xỉ 663 kilômét. Với dự án này, lần đầu tiên Việt Nam hình thành được một nhóm đồng bộ trong lĩnh vực vệ tinh quan sát trái đất. Dự kiến, vệ tinh của VNREDSat-1 đi vào hoạt động, mỗi ngày sẽ chụp được khoảng 100 ảnh, kích thước 20x20 cm./.


Sau đây là một số hình ảnh phóng VNREDSat-1 đượctường thuật trực tiếp từ bãi phóng Kourou, Guiana:

VNREDSat-1,vệ tinh,viễn thám,Việt Nam,khoa học,đầu tiên,hình ảnh
Hành trình phóng tên lửa Vega và tách thả các vệ tinh
VNREDSat-1,vệ tinh,viễn thám,Việt Nam,khoa học,đầu tiên,hình ảnh
Phi vụ phóng tên lửa Vega có ký hiệu VV02 đã rời bệ phóng, mang theo 3 vệ tinh.

VNREDSat-1,vệ tinh,viễn thám,Việt Nam,khoa học,đầu tiên,hình ảnh

Hình ảnh mô phỏng VNREDSat-1 đang được đầu tên lửa Vega "chở" trên không gian vũ trụ vào thời điểm sau khi phóng 1giờ 57phút, ở độ cao 680,8 km, tốc độ bay là 7,63km/giây.

VNREDSat-1,vệ tinh,viễn thám,Việt Nam,khoa học,đầu tiên,hình ảnh

VNREDSat-1 là vệ tinh viễn thám bay vòng quanh trái đất, khác với VINASAT-1 và 2 là vệ tinh địa tĩnh, luôn đứng yên tại một vị trí so với bề mặt trái đất.
VNREDSat-1,vệ tinh,viễn thám,Việt Nam,khoa học,đầu tiên,hình ảnh
VNREDSat-1 sẽ có khả năng quan trắc hình ảnh dọc theo đường quỹ đạo di chuyển.
VNREDSat-1,vệ tinh,viễn thám,Việt Nam,khoa học,đầu tiên,hình ảnh
Vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam đã được tách thả thành công vào thời điểm 1 giờ 57p sau khi phóng.
VNREDSat-1,vệ tinh,viễn thám,Việt Nam,khoa học,đầu tiên,hình ảnh
Nhóm chuyên gia phụ trách kế hoạch phóng VNREDSat-1 bắt tay chúc mừng quá trình tách thả vệ tinh đã diễn ra tốt đẹp.
VNREDSat-1,vệ tinh,viễn thám,Việt Nam,khoa học,đầu tiên,hình ảnh


Bích Lan
Ảnh: Arianespace

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu