Nỗ lực phòng, chống dịch cúm A/H5N1 và H1N1

Chia sẻ
(VOV5) - Các ngành, các địa phương của Việt Nam đang gấp rút triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm A/H5N1 và H1N1.

(VOV5) - Các ngành, các địa phương của Việt Nam đang gấp rút triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm A/H5N1 và H1N1.

Nỗ lực phòng, chống dịch cúm A/H5N1 và H1N1 - ảnh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Hiện tại, các cơ sở y tế và khám chữa bệnh ở 8 huyện, thị của tỉnh Bắc Cạn đã chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư, hóa chất và thuốc tamiflu… sẵn sàng ứng phó với dịch cúm A. Các cơ sở y tế, các bệnh viện các tuyến, đặc biệt là khu vực cửa khẩu, biên giới của tỉnh Lạng Sơn đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị sẵn sàng điều trị cho các bệnh nhân nghi nhiễm cúm. Ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Lạng Sơn, cho biết: “Tại cửa khẩu, trung tâm kiểm dịch quốc tế đã triển khai các điểm kiểm tra sức khỏe bệnh nhân khi cần thiết; thực hiện giám sát thân nhiệt qua các cửa khẩu như Hữu Nghị, Tân Thanh. Các cửa khẩu khác có thể triển khai giám sát đo nhiệt độ qua tai. Ngành y tế cũng thành lập trung tâm cách ly cửa khẩu Đồng Đăng. Ngoài ra, ngành cũng phối hợp với Ban chỉ đạo của tỉnh, Chi cục thú y cùng nhau giám sát dịch cúm gia cầm”.

Về biện pháp về tăng cường và giám sát dịch cúm đang ngày càng diễn biến phức tạp tại Việt Nam, ông Văn Đăng Kỳ, Trưởng phòng Dịch tễ, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam, cho biết: “Theo kết quả giám sát, đối với chủng vi rút lưu hành ở Việt Nam sẽ sử dụng vắc xin Re5, Re6 để đối phó. Trong trường hợp khi dịch xảy ra sẽ cung cấp vắc xin trực tiếp để tiêm phòng bao vây ổ dịch hạn chế nguồn dịch lây lan. Với 40 triệu liều chúng ta có thể bao vây hơn 100 ổ dịch. Đối với các địa phương đã có công văn yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh sử dụng ngân sách địa phương và huy động nguồn xã hội hóa để tiêm phòng đàn gia cầm. Tổ chức tiêm phòng 1 năm 2 lần, đồng thời tiêm phòng bổ sung nâng cao khả năng miễn dịch của đàn gia cầm”.

Hiện ngành Thú y đã chỉ đạo các cơ quan thú y vùng, các chi cục ở địa phương tăng cường hệ thống giám sát để phát hiện để có những thông tin mới để kịp thời xử lý giảm thiểu dịch bệnh xảy ra. Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc cũng giúp đỡ Việt Nam giám sát vi rút cúm gia cầm tại 9 tỉnh giáp biên giới phía Bắc./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu