Nâng cao chất lượng công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật

Chia sẻ
(VOV5) - Từ đầu năm 2009 đến hết tháng 6 năm nay, Bộ Tư pháp đã thẩm định được một khối lượng lớn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, góp phần giúp Chính phủ cơ bản hoàn thành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm; đồng thời, hạn chế một bước tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh. 

(VOV5) - Sáng nay (14/8), tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị về thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật - ảnh 1
Quang cảnh Hội nghị (Ảnh: daibieunhandan.vn)


Từ đầu năm 2009 đến hết tháng 6 năm nay, Bộ Tư pháp đã thẩm định được một khối lượng lớn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, góp phần giúp Chính phủ cơ bản hoàn thành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm; đồng thời, hạn chế một bước tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh. Qua công tác thẩm định, Bộ Tư pháp đã phát hiện và kịp thời kiến nghị cơ quan soạn thảo chỉnh lý, hoàn thiện nhiều quy định không đúng thẩm quyền, mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định hiện hành; nhiều quy định thiếu tính hợp lý hoặc không khả thi, trong đó có nhiều quy định nhạy cảm, liên quan đến quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng của văn bản và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.


Để nâng cao chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới, ông Trần Tiến Dũng, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp, cho rằng: “Thứ nhất là xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa các đơn vị có chức năng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật và đơn vị chức năng kiểm soát thủ tục hành chính theo dõi tình hình pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo quy trình khép kín từ khâu tiền kiểm cho đến hậu kiểm. Rà soát, phân định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị xây dựng pháp luật thuộc bộ làm cơ sở cho việc phân công các đơn vị tham gia xây dựng, góp ý thẩm định, khắc phục tình trạng chồng lấn, giao thoa như hiện nay. Thứ ba là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận hồ sơ theo dõi, đôn đốc việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật”./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu