Hơn 400 kỳ thủ tham dự Cup Kim Đồng - Giải cờ vua nhanh mở rộng Hà Nội lần thứ 8

Giáng Ngọc/CTV
Chia sẻ
(VOV5)- Tụ hội tại Cúp Kim Đồng là những gương mặt xuất sắc nhất của cờ vua nhí và cũng như hứa hẹn từ giải đấu sẽ phát hiện và bồi dưỡng những gương mặt kì thủ mới.

(VOV5)- Trong ngày 31.5.2015, tại Nhà thi đấu quận Cầu Giấy (Hà Nội) - Giải Cờ vua nhanh Hà Nội lần thứ 8 chính thức được tổ chức với sự quy tụ hơn 400 kì thủ nhí đến từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang…

Hơn 400 kỳ thủ tham dự Cup Kim Đồng - Giải cờ vua nhanh mở rộng Hà Nội lần thứ 8 - ảnh 1


Đây là một sân chơi bổ ích, lành mạnh cho thiếu nhi Thủ đô và cả nước trong dịp 1/6, mở đầu tháng Hành động vì trẻ em 2015, nhằm cổ vũ phong trào tham gia tập luyện, thi đấu cờ vua - một bộ môn thể thao rất phù hợp với điều kiện Việt Nam, góp phần phát huy trí tuệ, năng lực của thiếu nhi Việt Nam.

Giải đấu cũng là một cơ hội giao lưu, cọ xát của các kì thủ chuyên nghiệp trước các giải thi đấu lớn của quốc gia, khu vực Đông Nam Á và thế giới.

 Chính vì thế, tụ hội tại Cúp Kim Đồng là những gương mặt xuất sắc nhất của cờ vua nhí và cũng như hứa hẹn từ giải đấu sẽ phát hiện và bồi dưỡng những gương mặt kì thủ mới.

Cúp Kim Đồng - Giải Cờ vua nhanh Hà Nội lần thứ 8 đã có những thay đổi căn bản. Nếu trước đây với sứ mệnh là cầu nối giữa Cờ vua  “phong trào” và cờ Vua “nâng cao” thì sau 7 mùa giải nỗ lực Cúp Kim Đồng 2015 sẽ tiến một bước để nâng cao hóa nền cờ Vua phong trào.

Lý giải điều này ông Lương Trọng Minh, Trường ban tổ chức giải cho biết:  “Xu thế xã hội hóa môn thể thao cờ Vua đã quá cận kề, một xu thế tất yếu mà sự hiện diện của Cúp Kim Đồng đã đi trước trong suốt 8 năm qua. Xu thế đó thể hiện ở chỗ các vận động viên hạng tuổi nhỏ được phát hiện và kiểm chứng thông qua Cúp Kim Đồng nhiều năm cuối cùng - trên thực tế - không trưởng thành từ các đội tuyển “nâng cao” nhưng vẫn mang lại nhiều thành tích rất vẻ vang trên các đấu trường quốc gia và quốc tế. Điều này cũng đúng ở các nước có nền cờ Vua phát triển, nơi không thấy ranh giới rõ ràng nào giữa “phong trào” và “đỉnh cao

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu