Hội nghị FAO – 31 khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đảm bảo an ninh lương thực

Chia sẻ
(VOV5) - Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 31 của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) khu vực châu Á-Thái Bình Dương do Việt Nam đăng cai tổ chức, ngày 16-3, hội nghị thảo luận những chiến lược và thông qua các biện pháp nhằm tăng cường đảm bảo an ninh lương thực và xóa đói nghèo trong khu vực

Hội nghị FAO – 31 khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đảm bảo an ninh lương thực - ảnh 1
Đoàn chủ tọa SOM Hội nghị FAO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 31-2012.


(VOV5) - Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 31 của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) khu vực châu Á-Thái Bình Dương do Việt Nam đăng cai tổ chức, ngày 16-3, hội nghị thảo luận những chiến lược và thông qua các biện pháp nhằm tăng cường đảm bảo an ninh lương thực và xóa đói nghèo trong khu vực. Trước đó, tại buổi họp báo vào chiều 15-3, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết trong những ngày qua, tham luận trình bày tại Hội nghị đều tập trung vào các sáng kiến và giải pháp nhằm đảm bảo an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn của các quốc gia trong khu vực. Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định quan điểm của Chính phủ Việt Nam là sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Với lợi thế là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu ở khu vực châu Á, trong thời gian tới Việt Nam sẽ không hạn chế hạn ngạch xuất khẩu gạo: Kinh tế Việt nam đang áp dụng theo cơ chế thị trường. Những chỉ tiêu về xuất khẩu gạo hàng năm chỉ có tính chất định hướng để chuẩn bị các mặt có liên quan, điều đó không có nghĩa là Việt Nam đặt ra một hạn ngạch chỉ xuất khẩu ở mức đó. Mà việc xuất khẩu nhiều hay ít ở Việt Nam hoặc từ Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Đại diện FAO cũng nhấn mạnh để giúp các nước hạn chế những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với hoạt động sản xuất lương thực, FAO đang thúc đẩy một cách tiếp cận mới trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng nhiều công nghệ hữu ích giúp tăng cường sản xuất lương thực theo hướng bền vững hơn. 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu