Đánh giá lại việc dạy nghề cho lao động nông thôn

Chia sẻ
(VOV5) - Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước Việt Nam, được triển khai thực hiện trong 10 năm từ 2010-2020.

(VOV5) - Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước Việt Nam, được triển khai thực hiện trong 10 năm từ 2010-2020. Với tổng kinh phí gần 26 nghìn tỷ đồng, mục tiêu của đề án là mỗi năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn với mong muốn mở ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực này. Đến nay, sau 3 năm thực hiện, đề án đã giúp hàng trăm nghìn người lao động ở khu vực nông thôn có được những kiến thức, kỹ năng về cách trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản sản phẩm nông sản và sản phẩm chăn nuôi làm ra, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Đánh giá lại việc dạy nghề cho lao động nông thôn - ảnh 1


Đào tạo nghề cho người lao động tại Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề huyện Từ Liêm. Ảnh: Thu Giang


Tại cuộc họp về triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hôm qua, ông Trần Đức Lai, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, khẳng định: Trong 3 năm vừa qua, chúng ta cũng đã đào tạo được một số lượng người lao động có nghề hoặc là kỹ năng. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn không chỉ là đào tạo các nghề nông mà trong Đề án có cả nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Sơ bộ đánh giá chúng tôi khảo sát ở các địa phương cũng như các địa phương báo cáo lên thì cơ bản chúng ta đã đạt được yêu cầu của từng năm.


Theo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, mục tiêu của Đề án trong năm 2013 là dạy nghề cho 600.000 lao động nông thôn. Các giải pháp được đề ra là tập trung triển khai nhân rộng các mô hình dạy nghề thí điểm có hiệu quả; dạy nghề gắn với doanh nghiệp, làng nghề.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu