Công bố chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia

Chia sẻ

(VOV5) - Chiều 12/12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lễ công bố Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

(VOV5) - Chiều 12/12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lễ công bố Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Công bố chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia  - ảnh 1
Thứ trưởng Bộ TN&MT Bùi Cách Tuyến phát biểu khai mạc

Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 5/9/2012. Theo đó, có 4 định hướng lớn cho công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020. Đó là: Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn ô nhiễm môi trường; cải tạo phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm suy thoái; khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến cho biết: “Mục tiêu của Chiến lược là đến năm 2020 phải kiểm soát, hạn chế về cơ bản và đến năm 2030 ngăn chặn và đẩy lùi xu hướng suy thoái cạn kiệt tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học, cải thiện chất lượng môi trường sống và nâng cao năng lực, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Nội dung của Chiến lược kế thừa, phát huy các kết quả đạt được trong giai đoạn 2001-2010; đồng thời bổ sung thêm những nhiệm vụ, giải pháp mới để thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển nền kinh tế xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu.”

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đặc biệt coi trọng bảo vệ môi trường. Nghị quyết của Đại hội 11 Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định đưa đất nước phát triển theo hướng bền vững, trong đó nhấn mạnh phát triển kinh tế - xã hội phải gắn chặt với bảo vệ môi trường./.

                                                                                                                    

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu