Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên, môi trường

Chia sẻ
(VOV5) - Sáng 17/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Đề án “Chủ trương và giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường”. 

(VOV5) - Sáng 17/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Đề án “Chủ trương và giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường”.

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên, môi trường - ảnh 1
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Đề án về Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường -Ảnh: VGP/Nguyên Linh

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Việt Nam luôn coi trọng và quan tâm chỉ đạo công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tuy nhiên, hiện nay, biến đổi khí hậu mang tính toàn cầu, đang hiện hữu ở nước ta, có nguy cơ tác động ngày càng tăng lên mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội và môi trường của đất nước. Vì vậy, việc xây dựng và triển khai đề án ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường là hết sức cần thiết nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững:“ Đề án đã được Ban cán sự Đảng Chính phủ, Ban tuyên giáo chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan chuẩn bị. Tôi tin rằng trong quá trình chuẩn bị sẽ còn nhiều nội dung cần lấy ý kiến để hoàn thiện nội dung trình Ban Chấp hành Trung ương, với mục tiêu là đánh giá được hiện trạng, đánh giá tác động, đưa ra được giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường sống của Việt Nam”.


Dự thảo Đề án xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên; từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, chủ động phòng tránh thiên tai; giữ chất lượng môi trường sống không bị suy giảm, bảo đảm cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu