ASEAN sẽ tiến hành thương lượng với Trung Quốc về COC

Chia sẻ
(VOV5) - Trong dịp họp tại Hà Nội vừa qua (24-25/6/2012), các quan chức cấp cao ASEAN (SOM ASEAN) đã trao đổi và thống nhất được quan điểm của ASEAN về các thành tố chính của Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.


ASEAN sẽ tiến hành thương lượng với Trung Quốc về COC - ảnh 1


                       Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh


(VOV5) - Trong dịp họp tại Hà Nội vừa qua (24-25/6/2012), các quan chức cấp cao ASEAN (SOM ASEAN) đã trao đổi và thống nhất được quan điểm của ASEAN về các thành tố chính của Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Dịp này, trả lời phỏng vấn các cơ quan thông tấn báo chí trong nước, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh cho biết: Trong trao đổi về các thành tố cơ bản của Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), ASEAN đã thể hiện rõ chủ trương mong muốn Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông sẽ phải là một công cụ đóng góp hiệu quả hơn cho hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông. Theo đó, cách tiếp cận chung của ASEAN là Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông cần phải dựa trên và nhân lên cao hơn từ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông . Quan điểm chung ASEAN về COC trong tương lai cần phải có những điểm chính như sau: Quy định nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS), Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ĐNA (TAC), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông …;Quy định mục tiêu của COC là nhằm tạo ra khuôn khổ dựa trên quy định luật pháp để điều chỉnh hành vi của các bên ở Biển Đông theo những nguyên tắc trên; Quy định về các nghĩa vụ và hành vi ứng xử của các bên ở Biển Đông: Thứ trưởng Phạm Quang Vinh cho rằng: COC trước hết là phải vì mục tiêu hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, thúc đẩy hợp tác xây dựng lòng tin, ngăn ngừa tranh chấp leo thang và giải quyết hòa bình các tranh chấp, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển. Đồng thời, nhấn mạnh việc tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển theo Công ước Luật biển 1982; Quy định cơ chế bảo đảm thực hiện Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông , trong đó có việc thiết lập cơ chế giám sát và bảo đảm thực hiện Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông , xây dựng các cơ chế xử lý vi phạm Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông  và bảo đảm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ĐNA . Theo quan điểm của ASEAN, Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông vừa phải kế thừa những điểm tích cực của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông , vừa phải được nâng cao thêm trên cơ sở tổng kết mười năm thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông  và nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. ASEAN mong muốn COC phải có tính cam kết và ràng buộc cao hơn Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông , phải có cơ chế giám sát và bảo đảm thực hiện, và đặc biệt là bổ sung quy định nhấn mạnh nguyên tắc tôn trọng Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa của các quốc gia ven biển theo Công ước của LHQ về Luật biển 1982.

Thứ trưởng Phạm Quang Vinh cho biết sắp tới, ASEAN sẽ tiến hành thương lượng với Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Tài liệu của ASEAN về các thành tố chính của Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC nêu trên sẽ là cơ sở để ASEAN trao đổi quan điểm của mình với Trung Quốc. Tuy nhiên, đây mới là quan điểm từ phía ASEAN. Do đó, ASEAN còn phải thương lượng cụ thể với phía Trung Quốc và quá trình này sẽ không phải dễ dàng vì quan điểm khác biệt của các bên. Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nhấn mạnh nếu tất cả đều xuất phát từ mong muốn vì hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, thì cần phải ủng hộ quan điểm của ASEAN là phải xây dựng COC thành một công cụ đóng góp hiệu quả cho các mục tiêu chung nêu trên và COC không chỉ kế thừa những điểm tích cực của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông , mà còn phải được nâng cao thêm như ASEAN đề nghị, trên cơ sở tổng kết mười năm thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông và nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu