Việt Nam xác định phát triển bền vững là con đường duy nhất cho sự phát triển

Chia sẻ
(VOV5) -Chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển bền vững trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0”.

Sáng nay 5/7, tại Hà Nội, Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và nâng cao Năng lực cạnh tranh của Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội nghị toàn quốc về Phát triển bền vững năm 2018.

Với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển bền vững trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0”, hội nghị có sự tham dự của hơn 600 đại biểu đại diện cho các cơ quan Chính phủ, bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp cùng đại diện các tổ chức quốc tế.Trong một ngày làm việc, Hội nghị thảo luận về những vấn đề và giải pháp để thúc đẩy hợp tác công-tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới; giải pháp thúc đẩy hợp tác công – tư nhằm đẩy nhanh tiến trình thực hiện Chiến lược tăng trưởng Xanh và phát triển bền vững của quốc gia.

Việt Nam xác định phát triển bền vững là con đường duy nhất cho sự phát triển - ảnh 1Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đồng Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam phát biểu khai mạc - Ảnh: Minh Quyết/TTXVN 

Đồng thời, tập hợp những kiến nghị chính sách để xây dựng kế hoạch hành động của Chính phủ và khu vực kinh tế tư nhân nhằm nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho biết: Năm 2015, Việt Nam cùng với 192 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc thông qua 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) trọng tâm của Chương trình Nghị sự 2030. Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam xác định phát triển bền vững là con đường duy nhất cho sự phát triển.

 "Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã đưa ra Báo cáo Việt Nam đến năm 2035 với khát vọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với trên 10.000 USD vào năm 2035. Báo cáo của Việt Nam cũng đưa ra 6 chuyển đổi lớn của nền kinh tế, gần tương tự như các mục tiêu lớn của chương trình nghị sự 2030, đó là: Hiện đại hóa nền kinh tế; Phát triển khu vực tư nhân; Xây dựng năng lực đổi mới và sáng tạo quốc gia; Nâng cao hiệu quả kinh tế trong đố thị hóa và phát triển bền vững môi trường và tang cường khả năng thích ứng với biển đổi khí hậu; Đảm bảo công bằng và thúc đẩy hòa nhập xã hội; Xây dựng thể chế hiện đại và nhà nước có hiệu quả. Với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.Với mục tiêu là sớm đưa Việt Nam trở thành một trong bốn nền kinh tế có năng lực cạnh tranh và chất lượng thể chế hàng đầu trong ASEAN."

Trong phiên làm việc sáng nay, Ban tổ chức đã ra mắt Diễn đàn Quốc gia P4G – Hợp tác thúc đẩy tang trưởng xanh và hiện thực hóa các Mục tiêu toàn cầu. 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu