Việt Nam tham gia Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon

Chia sẻ
(VOV5) - Ngày 15/9, tại thành phố Hồ Chí Minh, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Kỷ niệm 25 năm Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon (1987-2012) và Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozon 16/9/2012 với chủ đề “ Bảo vệ bầu khí quyển cho các thế hệ mai sau”. 

(VOV5) - Ngày 15/9, tại thành phố Hồ Chí Minh, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Kỷ niệm 25 năm Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon (1987-2012) và Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozon 16/9/2012 với chủ đề “ Bảo vệ bầu khí quyển cho các thế hệ mai sau”.


Việt Nam tham gia Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon - ảnh 1


Tại lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Cục trưởng, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, cho biết: Việt Nam tham gia Nghị định thư Montreal từ tháng 1/1994, với sự nỗ lực và hợp tác của các bộ ngành liên quan, các doanh nghiệp sử dụng các chất làm suy giảm tầng ôzôn (ODS), từ tháng 1/2010, Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn 500 tấn CFC (clorofluorocarbon). Với thành tích này, Việt Nam đã được Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc đánh giá có những đóng góp tích cực trong thực hiện Nghị định thư Montreal. Hiện nay, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới hoàn thành xây dựng dự án “Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC (hydrochlorofluorocarbon) của Việt Nam” với nguồn kinh phí 25 triệu USD để loại trừ hoàn toàn sử dụng các chất HCFC tại Việt Nam. Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cho biết: “Với sự hỗ trợ của Quỹ đa phương, nguồn kinh phí và công nghệ hiện nay gần như đã được xác định. Khó khăn còn lại là các doanh nghiệp phải xác định thời gian khi công nghệ vào thì phải ngừng sản xuất một thời gian để tiếp nhận, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Nhưng chúng tôi mong các doanh nghiệp có thể thu xếp được vì công nghệ mới mang lại nhiều lợi ích, tăng tính cạnh tranh và sản phẩm làm ra an toàn với môi trường”./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu