Tạo điều kiện để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Chia sẻ
(VOV5) - Cho ý kiến dự án Luật du lịch (sửa đổi) trong phiên thảo luận tại tổ sáng 8/11, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, các đại biểu cho rằng việc sửa đổi Luật nhằm thiết lập cơ chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động du lịch, nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhiều đại biểu cũng đánh giá cao những điểm mới đáng chú ý của dự án Luật.

(VOV5) - Cho ý kiến dự án Luật du lịch (sửa đổi) trong phiên thảo luận tại tổ sáng 8/11, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, các đại biểu cho rằng việc sửa đổi Luật nhằm thiết lập cơ chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động du lịch, nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhiều đại biểu cũng đánh giá cao những điểm mới đáng chú ý của dự án Luật.

Tạo điều kiện để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn - ảnh 1
Ảnh minh họa


Theo đó, để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp và sự bình đẳng của khách du lịch, dự án Luật đã quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành mua bảo hiểm cho tất cả khách du lịch thay vì chỉ mua bảo hiểm cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài như quy định hiện hành. Dự án Luật cũng bổ sung quy định về giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, điều kiện kinh doanh lữ hành được quy định đơn giản hơn. Liên quan đến quy định nhà đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh lữ hành tại Việt Nam, ông Vương Văn Sáng, đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai, cho rằng: "Việc cho người nước ngoài tham gia kinh doanh lữ hành  là phù hợp bởi kinh doanh có sự cạnh tranh thì mới có phát triển, đặc biệt là trong thời đại hội nhập quốc tế. Vấn đề ở đây là chúng ta quản lý yếu tố người nước ngoài thông qua công cụ pháp luật như thế nào".

Cũng trong sáng nay, thảo luận dự án Luật thủy lợi, nhiều đại biểu đồng tình với quan điểm xã hội hóa công tác thủy lợi, chuyển từ cơ chế quản lý “thủy lợi phí” sang “giá dịch vụ thủy lợi” để hoạt động thủy lợi tiếp cận với cơ chế thị trường, phục vụ đa ngành, đa mục tiêu.

Chiều cùng ngày,  Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.  Dự thảo Luật quy định các nội dung hỗ trợ cơ bản doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm gia nhập và rút khỏi thị trường, tiếp cận tín dụng, tài chính, công nghệ. Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng quy định các chương trình hỗ trợ trọng tâm là những hỗ trợ có mục tiêu, trọng điểm theo định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và tự chủ của nền kinh tế.

Cũng trong chiều nay, Quốc hội thảo luận dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55 về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu