Nghiên cứu, phát huy giá trị tài liệu, hiện vật chủ quyền biển đảo Việt Nam

Hồng Bắc VOV
Chia sẻ
(VOV5) - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam tổ chức tọa đàm khoa học “Nghiên cứu, phát huy giá trị tài liệu, hiện vật chủ quyền biển đảo Việt Nam”.

Tại buổi tọa đàm, ý kiến của các chuyên gia cho rằng, cùng với việc sưu tầm tư liệu, hiện vật phục vụ mục tiêu đấu tranh trên lĩnh vực pháp lý, cũng cần đặc biệt coi trọng hoạt động tuyên truyền, quảng bá việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Nghiên cứu, phát huy giá trị tài liệu, hiện vật chủ quyền biển đảo Việt Nam - ảnh 1Tọa đàm khoa học “Nghiên cứu, phát huy giá trị tài liệu, hiện vật chủ quyền biển đảo Việt Nam”. ( Hồng Bắc/’VOV.VN) 

Thời gian tới, cần có sự thống nhất, tập trung các tư liệu phục vụ công tác giáo dục về chủ quyền biển đảo, đưa vào các trường học...

Các tư liệu, hiện vật phong phú, đa dạng này cần được tài liệu hóa một cách bài bản và khoa học. Kèm theo đó là chiến lược tuyên truyền, quảng bá thống nhất, sâu rộng với sự tham gia của các cơ quan, đơn vị liên quan. Tiến sĩ Nguyễn Nhã, Hội Sử học thành phố Hồ Chí Minh nêu ý kiến:

"Tôi có đề nghị các tư liệu, ở mỗi một nơi chúng ta dịch ra các thứ tiếng, kể cả tiếng Trung Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây và từ đó chúng ta làm sao phổ biến tới từng Trường Đại học. Ở trong các trường Đại học thì các tài liệu nhiều lắm nhưng theo tôi các trường nào có ngành học Á Châu hay môn học Á Châu thì chắc chắn sinh viên sẽ quan tâm. Và tôi nghĩ có thể cả môn chính trị, ngoại giao nữa vì hiện nay vấn đề biển Đông rất quan trọng thì ở những nơi đó chúng ta nên gửi tuyên truyền các tài liệu.

Tại buổi tọa đàm, Công ty Đoàn Ánh Dương, Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn di sản phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hội An, Quảng Nam trưng bày hình ảnh di vật tàu đắm Cù Lao Chàm, tàu đắm Bình Châu và triển lãm ảnh Hoàng Sa, Trường Sa biển đảo của Việt Nam.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu