Liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng, hợp tác toàn diện trong phát triển du lịch

Vũ Khuyên
Chia sẻ
(VOV5) - Thủ tướng nhấn mạnh du lịch Việt Nam cần đổi mới tư duy, cách làm với các biện pháp sáng tạo, đột phá, đồng bộ, hiệu qu.

Sáng nay (15/11), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị "Phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững''. Hội nghị được tổ chức trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với Trụ sở UBND 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đây là hội nghị chuyên đề về phát triển du lịch lần thứ hai được tổ chức trong năm 2023.

Liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng, hợp tác toàn diện trong phát triển du lịch - ảnh 1Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VOV

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu quan điểm phát triển du lịch trong thời gian tới là” phát triển du lịch nhanh, bền vững với “thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý thông minh”. Qua đó, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại, với định vị thương hiệu du lịch quốc gia: “Việt Nam - Điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn, nhân văn, hiếu khách, thuận lợi”, “ấm lòng du khách, hài lòng chủ nhà”, hình thành chuỗi giá trị du lịch trong nước và quốc tế.

Thủ tướng nhấn mạnh để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 đón ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa; đến năm 2030 đón 50 triệu lượt khách quốc tế, 160 triệu lượt khách nội địa, du lịch Việt Nam cần đổi mới tư duy, cách làm với các biện pháp sáng tạo, đột phá, đồng bộ, hiệu quả; thực hiện “liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng, hợp tác toàn diện”: “Phải nâng cao nhận thức, tầm quan trọng về giá trị của ngành du lịch mang lại, để từ đó, các chủ thể có liên quan phải chủ động tích cực, hiệu quả trong việc phối hợp để phát triển ngành du lịch. Phải phát triển hệ sinh thái du lịch toàn diện, nhanh, bền vững nhưng có tính hiệu quả cao. Và xây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc Việt Nam dựa trên nguồn lực con người, nguồn lực thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hóa của đất nước. Phải phối hợp, liên kết chặt chẽ, hiệu quả giữa các doanh nghiệp, giữa các chủ thể có liên quan, giữa Trung ương và địa phương, giữa Nhà nước và tư nhân, giữa các ngành, các cấp, các địa phương để phát triển ngành du lịch; xây dựng chuỗi giá trị liên kết du lịch quốc gia và toàn cầu”.

Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi kết nối đường bay trực tiếp từ các thị trường du lịch truyền thống, trọng điểm đến Việt Nam; hoạch định chính sách, điều hành, chỉ đạo đổi mới tư tuy về quản lý và phát triển du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế ban đêm gắn với du lịch theo phương châm “Nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân đồng hành phát triển du lịch”.                                                                         

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu