Hội nghị đánh giá việc kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên

Chia sẻ
(VOV5) - Sáng 2/7, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị tổng kết 7 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên” giai đoạn 2002-1010.
(VOV5) - Sáng 2/7, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị tổng kết 7 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên” giai đoạn 2002-1010. Sau 7 năm thực hiện Đề án, các tỉnh Tây Nguyên đã chủ động, tích cực thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án và đạt những kết quả thiết thực. Chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên được kiện toàn, củng cố; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức từng bước nâng lên đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đến nay, các tỉnh Tây Nguyên có hơn 13.000 cán bộ chuyên trách, công chức xã, phường, thị trấn, trong đó có gần 2.000 cán bộ nữ (chiếm 17,3%), công chức người dân tộc thiểu số gần 3.600 người (chiếm 26,8%).

Hội nghị đánh giá việc kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên - ảnh 1

Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã quy hoạch trên 11.000 lượt cán bộ cơ sở, trong đó có 2.600 cán bộ là người dân tộc thiểu số; triển khai thực hiện đúng quy trình, đúng số lượng, cân đối cơ cấu đảm bảo yêu cầu chất lượng, trình độ, năng lực đối với từng chức danh. Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã tăng cường hơn 300 cán bộ từ tỉnh, huyện về cơ sở, trong đó, phần lớn cán bộ được tăng cường về giữ các chức vụ chủ chốt như Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ xã chuyên trách xây dựng hệ thống chính trị ở những địa bàn trọng điểm. 

Hội nghị đánh giá việc kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên - ảnh 2


Hội nghị nêu lên một số kiến nghị, đề xuất nhằm tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2020, trong đó, đặc biệt nghiên cứu xây dựng các chính sách về củng cố, nâng cao trình độ cán bộ cơ sở cho vùng Tây Nguyên giai đoạn 2012 - 2020, nhất là cán bộ trong vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo. Các tỉnh Tây Nguyên cũng đề nghị các bộ liên quan sớm trình Chính phủ tiếp tục đầu tư kinh phí để các tỉnh Tây Nguyên có điều kiện xây dựng, sửa chữa trụ sở phù hợp, đảm bảo đủ phòng làm việc cho hệ thống chính trị cơ sở, tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch, lập đề án điều chỉnh địa giới hành chính cho phù hợp đối với một số xã thuộc huyện nhằm thực hiện tốt chủ trương đô thị hoá, xây dựng nông thôn mới ở vùng Tây Nguyên.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu