Hiệp định Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ sớm được hoàn tất

Chia sẻ
(VOV5)- Lãnh đạo các nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó có Việt Nam, khẳng định quyết tâm hoàn tất thoả thuận này nhằm thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư trong khu vực.

(VOV5)- Lãnh đạo các nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó có Việt Nam, khẳng định quyết tâm hoàn tất thoả thuận này nhằm thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư trong khu vực.


Tuyên bố đưa ra vào sáng nay (theo giờ Việt Nam) nhân dịp vòng đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương lần thứ 14 đang diễn ra ở Virginia, Mỹ.  Các nhà lãnh đạo bày tỏ tin tưởng rằng, với những tiến bộ đạt được qua 13 vòng đàm phán cho đến nay, mục tiêu hoàn tất Hiệp định TPP đang ở “trong tầm tay”, mở ra một tương lai đầy hứa hẹn đối với tự do thương mại trên toàn khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.


Hiệp định Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ sớm được hoàn tất - ảnh 1

Nông sản Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội nhờ TPP


Các nhà lãnh đạo cam kết sẽ nỗ lực hoàn tất quá trình đàm phán để các nước đối tác có thể hưởng lợi từ hiệp định này trong thời gian sớm nhất có thể. Hiệp định TPP được các nước Brunei, Chi-lê, New Zealand và Singapore ký năm 2005, nhằm tăng cường thương mại và đầu tư giữa các nước đối tác, thúc đẩy sáng kiến và tăng trưởng kinh tế, duy trì và tạo thêm việc làm. Hiện tại, Việt Nam, Mỹ, Australia, Malaysia và Pê-ru đang đàm phán để gia nhập. Cũng tại vòng đàm phán này, các bên liên quan thảo luận một loạt vấn đề như: rào cản kỹ thuật trong lĩnh vực thương mại, quy tắc xuất xứ, thương mại điện tử, quyền sở hữu trí tuệ... Vòng đàm phán này sẽ kết thúc vào ngày 15/9.

Hiệp định Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ sớm được hoàn tất - ảnh 2


Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ… sẽ được miễn hoặc giảm thuế đáng kể khi tiếp cận thị trường Mỹ (ảnh: KT)

TPP được kỳ vọng sẽ tạo ra một bước nhảy vọt để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước. Nếu đàm phán thành công, trước mắt, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ… sẽ được miễn hoặc giảm thuế đáng kể khi tiếp cận thị trường Mỹ, Australia và các nước đối tác khác. Theo ước tính của các chuyên gia Mỹ, TPP sẽ mang lại cho Việt Nam 36 tỷ USD, tương đương với 15,5% GDP vào năm 2025, mức cao nhất trong số các nước tham gia hiệp định này.


Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu