Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII: Người dân kỳ vọng các chủ trương sẽ đi vào thực tiễn

Chia sẻ
(VOV5) - Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội Đảng XII là “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược; cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng”.
(VOV5) - Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội Đảng XII là “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược; cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng”.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII: Người dân kỳ vọng các chủ trương sẽ đi vào thực tiễn  - ảnh 1
Khai mạc Đại hội Đảng lần thứ XII. (Ảnh: Ngọc Thành)


Các ý kiến của đa số người dân đều kỳ vọng, sau Đại hội Đảng lần thứ XII, các nhiệm vụ, chủ trương sẽ được triển khai ngay và đi vào thực tiễn. Trong đó, một trong những định hướng lớn về phát triển kinh tế trong giai đoạn tới là tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức; hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Theo chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, đây là một chủ trương lớn và quan trọng, cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình này trong thời gian tới:“Thời gian tới, Việt Nam hội nhập sâu với các hiệp định thương mại thế hệ mới như Hiệp định TPP, đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, cần rà soát lại, sửa đổi, hoàn chỉnh hơn. Nền kinh tế thị trường phải đầy đủ hơn các yếu tố thị trường, đáp ứng hội nhập, hiện đại hơn, đầy đủ hơn tức là các yếu tố thị trường phải tốt hơn. Gắn liền thể chế là con người, bộ máy phải đổi mới thì mới thực hiện được. Chủ trương được đưa ra như vậy, tôi hy vọng những mục tiêu đặt ra đạt được đúng yêu cầu.”

 

Những định hướng, mục tiêu trong phát triển kinh tế-xã hội mà Đại hội Đảng XII đặt ra cũng thu hút sự quan tâm của nhiều người dân. Ông Nguyễn Văn Khánh ở Mê Linh, Hà Nội, hy vọng: "Rất mong khi triển khai Đại hội XII xong thì chúng ta bắt tay thực hiện ngay vào nghị quyết của Đại hội để xây dựng nền kinh tế của Việt Nam phát triển, sánh vai cùng các nền kinh tế khác như các nước trong khối hay các nước láng giềng. Người dân chúng tôi mong muốn làm sao chủ trương đi vào thực tiễn như mô hình phát triển kinh tế, định hướng xã hội chủ nghĩa."

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu