Các hoạt động kỷ niệm 40 năm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”

Chia sẻ
(VOV5) - Sáng 20/12, Sư đoàn phòng không 361 (Sư đoàn phòng không Hà Nội) tổ chức Kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Phát biểu tại đây, Đại tá Nguyễn Quang Tuyến, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 361, khẳng định “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” mãi mãi là thắng lợi của ý chí dám đánh, quyết đánh và đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

(VOV5) - Sáng 20/12, Sư đoàn phòng không 361 (Sư đoàn phòng không Hà Nội) tổ chức Kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Phát biểu tại đây, Đại tá Nguyễn Quang Tuyến, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 361, khẳng định “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” mãi mãi là thắng lợi của ý chí dám đánh, quyết đánh và đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Các hoạt động kỷ niệm 40 năm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” - ảnh 1
Ảnh: hanoimoi



12 ngày đêm, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B52, riêng Sư đoàn Phòng không Hà Nội bắn rơi 25 chiếc B52 (16 chiếc rơi tại chỗ), diệt và bắt sống nhiều giặc lái. Trong thắng lợi vĩ đại đó, nhiều tập thể, cán bộ, chiến sỹ của Sư đoàn đã nêu cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo, vượt lên mọi hi sinh mất mát để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Cùng ngày, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội mở cửa Hầm chỉ huy tác chiến Bộ Tổng tham mưu đón khách tham quan nhân dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Sau gần 40 năm đóng cửa, đây là lần đầu tiên, hầm chỉ huy tác chiến mở cửa cho khách trong nước và quốc tế tham quan. Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, cho biết: “Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Hà Nội Điện Biên Phủ trên không, chúng tôi đã khôi phục lại hầm chỉ huy tác chiến trong chiến tranh chống Mỹ để giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước truyền thống cách mạng của chúng ta, cũng như góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay về truyền thống cách mạng của quân đội nhân dân Việt Nam. Những di sản ở đây được các cơ quan của Bộ Quốc phòng, nhân chứng góp là những di vật gốc, thật. Đây là những tài liệu có giá trị lịch sử rất lớn mà chúng tôi sẽ giữ gìn, bảo quản.”

Căn hầm được xây dựng từ cuối năm 1964 đến năm 1965, diện tích 64m vuông, kết cấu nửa nổi nửa chìm bằng bê tông nguyên khối. Hầm chỉ huy tác chiến được đánh giá hiện đại nhất lúc bấy giờ, có hệ thống lọc bụi, chống nhiễu, hệ thống điều hòa và có khả năng chống được bom nguyên tử, tên lửa. Nơi đây, lãnh đạo Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam, chỉ đạo thắng lợi 2 cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc, đỉnh cao là trận “Điện Biên Phủ trên không” từ ngày 18/12 - 29/12/1972./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu