“Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô”

Nhà văn Nguyễn Trương Quý
Chia sẻ
(VOV5) - … Có một nỗi ám ảnh về đất, về chốn con người sinh ra, lớn lên và nằm xuống sau cùng trong dòng chảy bài hát của âm nhạc Việt Nam. 

Như lời bài hát nổi tiếng Dấu chân địa đàng (1962) của Trịnh Công Sơn, khung cảnh làm nên tiếng hát, những gì mộc mạc và bụi bặm cũng hàm chứa những vẻ đẹp riêng, để người nhạc sĩ dệt nên những hình ảnh mang tính siêu thực với những “tiếng ca dạ lan như ngại ngùng” và “loài sâu ngủ quên trong tóc chiều”. Đất giữ một vị trí đậm nét trong tân nhạc Việt Nam.

Người Việt cho đến giờ vẫn coi đất là một nguồn lực cho sự sinh dưỡng của đời người. Đất cùng nước làm nên biểu tượng của nơi chốn mỗi người thuộc về, khiến họ nhận diện bản sắc của mình. Hoạt động nông nghiệp gắn với đất đai tự cổ sơ đã được con người tiến hành với những điệu hò, vũ đạo hay nghi thức âm nhạc vừa có chức năng tín ngưỡng, vừa để tạo ra nhịp độ cho lao động, làm nhẹ đi cảm giác nặng nhọc và giúp cho năng suất được cải thiện. Những bài ca về đất đã định nghĩa đất đậm nét hơn trong khung cảnh văn hóa đại chúng.

“Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô” - ảnh 1Khung cảnh làm nên tiếng hát...người nhạc sĩ dệt nên những hình ảnh mang tính siêu thực với những “tiếng ca dạ lan như ngại ngùng” và “loài sâu ngủ quên trong tóc chiều”

Nghe âm thanh phần 1 tạp văn của nhà văn Nguyễn Trương Quý qua giọng đọc PTV Sơn Tùng:

 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu