Thơ Olga Berggoltz đến với người Việt ở Ba Lan

Thủy Tiên (từ Ba Lan)
Chia sẻ
(VOV5)- Tối 28-12, đêm thơ „Đêm Warszawa, trò chuyện cùng Olga” đã được báo Quê Việt, Trung tâm văn hóa Văn Lang, CLB Facebook Ba Lan và công ty Alezaa đồng tổ chức tại nhà hàng Quê Hương, Warszawa.
Thơ Olga Berggoltz đến với người Việt ở Ba Lan  - ảnh 1
    Nhà thơ Nguyễn Thụy Anh trong đêm thơ.
(VOV5)- Tối 28-12, đêm thơ „Đêm Warszawa, trò chuyện cùng Olga” đã được báo Quê Việt, Trung tâm văn hóa Văn Lang, CLB Facebook Ba Lan và công ty Alezaa đồng tổ chức tại nhà hàng Quê Hương, Warszawa.

Gần 50 người đã có mặt trong đêm thơ. Trong số đó có Đại sứ Nguyễn Hoằng và phu nhân, dịch giả, nhà thơ Nguyễn Văn Thái cùng nhiều người yêu thơ và bạn bè của Thụy Anh ở Warszawa.


Trong khoảng 2 tiếng đồng hồ, Thụy Anh và các bạn với phần phụ đệm của Ban nhạc đã thể hiện nhiều bài thơ của Olga với nhiều góc cạnh khác nhau trong cuộc sống. Thụy Anh và Lê Xuân Lâm: bài „Mùa lá rụng’ và bài phụ họa, Thái Linh: bài „Cây ngải đắng”, Phương Anh: bài „Nếu có khi nào anh muốn sống cùng em”, Hà Nguyên Thu: bài ‘Ký ức”. Ngô Hoàng Minh: bài „Hỡi người xa lạ kia ơi…”. Thụy Anh: bài Ru Anh. Bài thơ dài với giọng đọc của 5 người, 5 chất giọng, 5 cung bậc thăng trầm (Nguyễn Thụy Anh, Nguyễn Thái Linh, Hà Nguyên Thu, Trần Trọng Hùng, Lê Xuân Lâm) nhưng cùng thể hiện một nỗi lòng của Olga .


Khán phòng lặng đi khi chị đọc bài thơ „Hãy về với mẹ trong mơ” (một bài mà nhà thơ Ngân Xuyên cũng đã dịch nhưng với nội dung là thơ tình). Nhà thơ đã mất tất cả 3 người con và những người chồng….
Những tràng vỗ tay biểu lộ sự hài lòng của khán giả với mỗi bài thơ.


"
Bài thơ Mùa lá rụng mà nhà thơ Bằng Việt đã dịch ra tiếng Việt đã đưa Olga đến với người yêu thơ Việt Nam. Nhà thơ Bằng Việt đã dịch 4 bài thơ tình của Olga. Bằng Việt là nhà thơ lớn. Thụy Anh, một nhà thơ trẻ đã chọn dịch thơ của một nhà thơ đã có người dịch liệu có thành công?”, trong phần giao lưu, nhà thơ dịch giả Nguyễn Văn Thái nói.


Thụy Anh đã thành công. Chị đã đọc từng trang nhật ký, tìm hiểu rất kỹ về cuộc đời và thơ của bà khi chị đọc bài thơ "Em thầm cay đắng ghen tuông” lúc chị còn rất trẻ. Tìm hiểu về bà Thụy Anh chợt nhận ra Olga đã hy sinh một nhà thơ tình để trở thành một nhà thơ công dân. Thụy Anh đã kể về Olga, một người đã chịu nhiều mất mát lớn lao trong đời, bị đối xử bất công nhưng vẫn không oán trách mà vẫn dùng những bài thơ của mình động viên quân và dân Xô Viết anh hùng trong 900 ngày đêm khói lửa chiến tranh của thành phố Leningrat năm nào.


Tác phẩm „Olga Berggoltz của tôi” đã đoạt được giải thưởng về văn học dịch của Hội nhà văn Hà Nội tháng 5-2012. Thụy Anh đã thực sự nhập tâm và đồng cảm với những thông điệp mà nữ sĩ muốn gửi tới bạn đọc qua những vần thơ, một sự sáng tạo những vẫn tôn trọng nguyên bản.

Chị nói chị chỉ là một người đọc thơ không chuyên nhưng giọng thơ của chị, ngay cả những phút lặng diệu kỳ đã gieo vào tận nơi xa lắm của cõi lòng người nghe những âm thanh để làm những con tim thổn thức và những giọt nước đọng trên mi mắt, thương cảm cho một kiếp người. Nghe chị đọc, nhìn nét mặt chị với nụ cười luôn nở trên môi dễ nhận ra một tâm hồn Nga giản dị, đôn hậu, đầy tình yêu thương.


Ngay đầu đêm thơ, Thụy Anh đã nói „Em hy vọng Olga sẽ gợi lại đâu đó một mối tình Nga”. Chị đã làm được điều ấy trong đêm thơ này.


Phát biểu khi kết thúc đêm thơ, Đại sứ Nguyễn Hoằng cám ơn Thụy Anh và Ban tổ chức đã mang đến cho Cộng đồng Việt Nam tại Ba Lan món ăn tinh thần bổ ích. Đại sứ cũng khen ngợi Ban tổ chức đã có một chương trình đêm thơ hợp lý, đầy sức sáng tạo, hấp dẫn người nghe.


Cũng trong đêm thơ, ca sĩ Bùi Hùng và Ban nhạc (Anh Nguyễn Văn Toàn và anh Nguyễn Văn Sơn thể hiện bài „Mặt trời của tôi”. Tốp ca với phần phụ họa của chính khán giả bài „Chiều ngoại ô Matxcva”, (một bài hát suýt bị lãng quên) làm không khí đêm thơ trở nên thân mật gần gũi. Những người đọc thơ không chuyên đã có sự phối hợp nhịp nhàng, tuy giọng đọc chưa vang những cũng đủ để người nghe cảm nhận. Doanh nhân Trần Trọng Hùng đọc bài thơ „Núi thu" do anh sáng tác, Tiến sĩ Mai Xuân Lý cũng góp mặt trong đêm thơ khi hát bài ‘Chiều ngoại ô Matcơva” và ngẫu hứng đọc một bài thơ của chính Thụy Anh….


Anh Trần Quốc Quân, chủ tịch CLB FBBL phát biểu „Tôi chưa bao giờ đi dự một đêm thơ nào nhưng tham dự đêm thơ hôm nay tôi thấy rất hay và bổ ích. Từ nay tôi sẽ tham dự tất cả các đêm thơ do Cộng đồng tổ chức”

a11a.jpg - 59.13 Kb
Thính giả trong đêm thơ.
a16a.jpg - 57.83 Kb

Một tiết mục đọc thơ

a13a.jpg - 50.06 Kb

Đại sứ Nguyễn Hoằng tặng hoa chúc mừng nhà thơ Thụy Anh

Thơ Olga Berggoltz đến với người Việt ở Ba Lan  - ảnh 5

Ban tổ chức chúc mừng thành công của đêm thơ.

Ban tổ chức đêm thơ đã có sự chuẩn bị chu đáo từ phông màn và tặng phẩm. Tác phẩm „Olga Berggoltz của tôi” in 1000 cuốn đã bán và tặng hết. Công ty Alezaa của anh Trần Trọng Thành tại Việt Nam đã làm phiên bản điện tử của tác phẩm này. Từ phiên bản này người đọc có thể đọc tác phẩm từ bất cứ thiết bị nào có truy cập Internet.

Dịch giả, nhà thơ, tiến sĩ giáo dục học, Hội viên Hội nhà văn Hà Nội Nguyễn Thụy Anh sang Ba Lan lần này theo lời mời của Hội nhà văn Ba Lan.

Trong thời gian ở Ba Lan, Thụy Anh đã có 2 lần tập huấn cho giáo viên trường tiếng Việt Lạc Long Quân. Chị và Ban lãnh đạo trường tiếng Việt Lạc Long Quân cũng có kế hoạch tổ chức Trại hè „Vui cùng tiếng Việt ‘ cho các cháu./.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu