Nghệ sỹ Phạm Ngọc Sơn - một đời với nghệ thuật tuồng

Xuân Luật
Chia sẻ
(VOV5) - Nghệ sĩ Phạm Ngọc Sơn học khoá 1, Trường Nghệ thuật sân khấu Việt Nam, cùng thế hệ với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Doãn Hoàng Giang, Thế Anh, Xuân Huyền, Minh Ngọc... Năm nay bước sang tuổi 72, như “Con tằm rút ruột vẫn còn tơ”, nghệ sĩ Phạm Ngọc Sơn vẫn còn sáng tác kịch bản sân khấu, vẫn còn nhiều dự định với với nghệ thuật tuồng – môn nghệ thuật sân khấu độc đáo của dân tộc mà ông suốt đời tâm huyết.
(VOV5) - Nghệ sĩ Phạm Ngọc Sơn học khoá 1, Trường Nghệ thuật sân khấu Việt Nam, cùng thế hệ với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Doãn Hoàng Giang, Thế Anh, Xuân Huyền, Minh Ngọc... Năm nay bước sang tuổi 72, như “Con tằm rút ruột vẫn còn tơ”, nghệ sĩ Phạm Ngọc Sơn vẫn còn sáng tác kịch bản sân khấu, vẫn còn nhiều dự định với với nghệ thuật tuồng – môn nghệ thuật sân khấu độc đáo của dân tộc mà ông suốt đời tâm huyết.

Bấm để nghe âm thanh:

                  

Năm 1959, 17 tuổi, rời làng Vích, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, Phạm Ngọc Sơn ra Hà Nội, học khoá đầu tiên của Khoa Tuồng, Trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam, với sự gửi gắm của cả một dòng họ có truyền thống về nghệ thuật và của một làng quê nổi tiếng với chiếu chèo hay vào bậc nhất Xứ Nghệ. Có năng khiếu về nghệ thuật từ nhỏ, được những giáo sư, nghệ sĩ nổi tiếng cũng mới từ Liên khu 5 ra như Giáo sư Hoàng Châu Ký, NSND Nguyễn Nho Tuý…truyền dạy, Phạm Ngọc Sơn nhanh chóng tiếp thu các kiến thức về bộ môn nghệ thuật độc đáo này của dân tộc và được  sắm vai nhiều trích đoạn tuồng và vở tuồng nổi tiếng. Một trong những kỷ niệm không bao giờ quên của nghệ sĩ Phạm Ngọc Sơn là trong những năm học tại Trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam, ông được cùng các sinh viên trong lớp 5 lần biểu diễn phục vụ Bác Hồ. Một lần trong số đó là biểu diễn phục vụ Bác và đoàn đại biểu các nước châu Mỹ La tinh sang thăm Việt Nam. Nghệ sĩ Phạm Ngọc Sơn kể lại:


Nhớ lời Bác dạy về nhiệm vụ của văn hóa nghệ thuật đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, sau khi ra trường, về công tác một thời gian ở Đoàn Tuồng Liên khu 5 thuộc Nhà hát Tuồng Việt Nam, năm 1968, ông xung phong vào chiến trường, công tác tại Đoàn Tuồng và Dân ca Khu 5. 7 năm làm công tác nghệ thuật tại chiến trường, dù đói cơm lạt muối, không ít lần cái chết cận kề, nhưng được biểu diễn phục vụ bộ đội, phục vụ nhân dân, nghệ sĩ Phạm Ngọc Sơn cho rằng, đó là những tháng ngày đẹp nhất trong cuộc đời nghệ sĩ của mình. Ông kể về kỷ niệm phục vụ một đơn vị bội đội trên tuyến đường Trường Sơn:



Chính trong những tháng năm ác liệt của chiến trường,  đã nảy nở tình yêu giữa nghệ sĩ Phạm Ngọc Sơn và nghệ sĩ Phương Cơ - cũng từ Thanh Hoá vào bổ sung cho Đoàn Tuồng và Dân ca Khu 5. Sau 1975, vợ chồng nghệ sĩ Phạm Ngọc Sơn và Phương Cơ về công tác tại tỉnh Phú Khánh và Phú Yên. Công tác ở nhiều đơn vị công tác khác nhau, nhưng tình yêu đối với tuồng trong ông chưa bao giờ nhạt phai. Hát hay, múa đẹp, nghệ sĩ Phạm Ngọc Sơn làm người xem nhớ mãi về những vai diễn để đời trong nhiều vở tuồng cổ và hiện đại như “Ngọn lửa Hồng Sơn”, “Nữ tướng Đào Tam Xuân”, “Tình cá nước”, “Sống như anh” …Ông cũng là tác giả kịch bản của nhiều vở sân khấu hoặc chuyển thể sân khấu được nhiều đoàn nghệ thuật tên tuổi trong cả nước biểu diễn như “Quyền uy và tội ác”, “ Dời đô”, ‘Tình yêu và khát vọng”…



Nghệ sĩ Phạm Ngọc Sơn rất tâm huyết với việc đưa nghệ thuật tuồng vào giảng đường. Ông đã cùng Chi hội Sân khấu Hội LHVHNT tỉnh Phú Yên thực hiện nhiều đợt nói chuyện, giới thiệu nghệ thuật tuồng cho các trường phổ thông và chuyên nghiệp trong tỉnh. Ở tuổi 72, ông vẫn đau đáu nỗi niềm tuồng:


Hiện ông  đang viết vở tuồng “Người đàn bà hoá muỗi” và chuyển thể vở kịch nói “Lý thường Kiệt” của tác giả Phạm Văn Hai sang tuồng. Như “Con tằm rút ruột vẫn còn tơ”, nghệ sĩ Phạm Ngọc Sơn vẫn còn nhiều dự định về nghệ thuật tuồng./. 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu