Phòng và điều trị sốt xuất huyết

Chia sẻ
(VOV5) - Để giúp thính giả có kiến thức phòng ngừa và điều trị bệnh, mời quý vị và các bạn nghe tư vấn của các bác sĩ đông y.

Bệnh sốt xuất huyết đang xảy ra ở nhiều khu vực. Đặc biệt, bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng do mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt. Để giúp thính giả có kiến thức phòng ngừa và điều trị bệnh, mời quý vị và các bạn nghe tư vấn của các bác sĩ đông y. Bác sĩ Trần Văn Bản sẽ thông tin về những biện pháp trong dân gian thường sử dụng để ngăn ngừa sự sinh sôi của muỗi

Nghe âm thanh tại đây:

Ngoài những biện pháp phun thuốc muỗi như bình thường hoặc là không để ở xung quanh nhà những đồ có chứa nước đọng,

nguyên nhân khiến cho muỗi sinh sôi nảy nở, trong đông y có nhiều loại cây mà ngăn ngừa được muỗi. Thí dụ cây bạch đàn, cây mằn tưới, long não, là những cây mà muỗi rất kỵ, Ngoài ra còn có một số cây thuốc chúng ta có thể để ở những khu vực mà  muỗi hoạt động.

Đối với những bệnh nhân đã mắc bệnh hoặc sau khi đã khỏi bệnh cũng phải có biện pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ Lê Trực tư vấn: Giai đoạn 1 và giai đoạn 2 phác đồ điều trị của Bộ y tế.  Khi đã mắc sốt xuất huyết, phải tới bệnh viện khám và điều trị, giúp cho cơ thể chống lại tác hại của bệnh và cơ thể phục hồi nhanh, không bội nhiễm. Sau khi chẩn đoán khỏi nghĩa là không sốt nữa, nghĩa là các ban sốt huyết tan hết, không biến loạn lớn về công thức máu, thì phải chú ý với bệnh nhân sốt xuất huyết tránh những ăn đồ làm loãng máu như măng chua, đồ cay nóng như thịt chó, tiêu ớt, đồ khô rắn gây ra xuất huyết niêm mạc, gây loét đường tiêu hóa. 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu