Thu hút trí thức kiều bào, cần một môi trường thuận lợi

Hân My
Chia sẻ
(VOV5) - Thực hiện đề án Silicon Valley Việt Nam, thạc sĩ Thạch Lê Anh mong muốn đây sẽ là địa chỉ tin cậy thu hút các trí thức người Việt ở nước ngoài

Những năm gần đây, đóng góp của trí thức của người Việt Nam ở nước ngoài được ghi nhận trên các lĩnh vực. Trong xu thế hội nhập,  với nền công nghiệp 4.0 càng đòi hỏi sự tham gia của trí thức việt kiều,  nhất là đội ngũ trí thức trẻ người Việt. Để trí thức kiều bào có thể mang hết công sức cống hiến cho quê hương, cần phải có chính sách động viên, thu hút.

Nghe âm thanh bài viết tại đây:

Thạc sĩ  Thạch  Lê Anh, sáng lập và  nắm giữ vai trò điều hành Thung lũng  Silicon Viêt Nam, đồng thời là chuyên gia cao cấp  về lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.  Từng du học và sau đó học cao học tại Mỹ và được nhận nhiều học bổng từ các quốc gia tiên tiến, nhưng bà vẫn trở về quê hương.

Thực hiện đề án Silicon Valley Việt Nam, thạc sĩ Thạch Lê Anh mong muốn đây sẽ là địa chỉ tin cậy thu hút các trí thức người Việt ở nước ngoài và thực tế đã mang lại hiệu quả rõ rệt : “Tôi muốn thông qua đề án thung lũng silicon Việt Nam để kiều bào có thể biết đầu tư, hoặc hỗ trợ cho các doanh nghiệp  khởi nghiệp.  5 năm vừa rồi, chúng tôi đầu tư thử nghiệm và đầu tư được 52 nhóm. Đánh giá thành công, các bạn gọi được Quỹ đầu tư nước ngoài. Phải nói công đóng góp phần lớn trong giai đoạn đầu để tìm ra mô hình kinh doanh đóng góp được là các các cố vấn là các anh chị tri thức việt kiều ở các nước đang phát triển, đặc biệt tại thung lũng Silicon tại  Mỹ”.

Thu hút trí thức kiều bào, cần một môi trường thuận lợi - ảnh 1 Ths Thạch Lê Anh – Chủ nhiệm đề án Việt Nam Silicon Valley. -  Ảnh: enternews.vn 

Thu hút trí thức việt kiều, trong đó chủ yếu là những người trẻ đang học tập và làm việc ở nước ngoài, thạc sĩ Lê Anh Thư  chia sẻ, rào cản còn khá nhiều, nhưng điều quan trọng là phải tạo ra được môi trường để trí thức viêt kiều, nhất là trí thức trẻ bằng những kiến thức, kinh nghiệm học tập ở nước ngoài có thể thể hiện hết mình, đóng góp cho quê hương.

Cơ chế chính sách phải phù hợp làm sao để tập hợp được trí thức Việt kiều, trong đó điều quan trọng là cách thức vận động, thu hút. Đây là kinh nghiệm của Phó giáo sư tiến sĩ Bùi Thị An khi thực hiện những đề án ở Viện kỹ thuật  nhiệt đới( Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam). Vấn đề lựa chọn phải đúng và trúng và mang lại hiệu quả trước mắt và lâu dài.

Theo phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Thị An với những trí thức người Việt ở nước ngoài, điều họ cần là một môi trường để cạnh tranh và chế độ đãi ngộ phù hợp, nhất là nếu thu hút được các bạn trẻ : Đặc điểm chung của trí thức là các anh, các chị được đào tạo ở nước ngoài yêu nước, say mê với nghiệp muốn cống hiến cho đất nước. Tạo điều kiện môi trường làm việc và họ phải được tôn trọng.  Và phải bằng công việc cụ thể. Vì các anh các chị đi về nhiều mà không làm được gì sẽ chán. Vấn đề là người đứng đầu ở Việt Nam, ở từng địa phương, từng  tổ chức. Động viên được các bạn trẻ làm việc ở nước ngoài thì tôi nghĩ rất hữu ích, rất hiệu quả..”.

Thu hút trí thức kiều bào, cần một môi trường thuận lợi - ảnh 2PGS_TS Tạ Bá Hưng. - Ảnh: Lê Văn. 

 

Đồng quan điểm này, PGS TS Mai Hà,  Chủ tịch Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng khẳng định, đều mà trí thức nói chung và  trí thức người Việt ở nước ngoài nói riêng cần là: Môi trường cạnh tranh lành mạnh, người tài không cần hỗ trợ xin cho mà cần môi trường thi đấu. Thứ hai là uy tín và năng lực đánh giá khách quan của những người lãnh đạo ở các cấp.

Nhắc đến tình cảm của trí thức Việt kiều đối với quê hương, phó giáo sư tiến sĩ Tạ Bá Hưng, ở  Bộ khoa học và công nghệ so sánh với một phép toán: mẫu số chung của trí thức việt kiều là tình yêu với quê hương. Vì vậy, họ luôn mong muốn và đầy nhiệt huyết được đóng góp trên nhiều lĩnh vực và sẵn sàng hỗ trợ trong nước trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, công nghệ sinh học và giáo dục. Đổi lại, cơ chế, chính sách phải luôn được thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn để động viên được nguồn lực trí thức kiều bào. Giáo sư tiến sĩ Tạ Bá Hưng cho rằng: “Các chính sách là  cả quá trình, đảng và nhà nước luôn rút kinh nghiệm. Chính sách nào tốt phát huy và chính sách nào cần phải hoàn thiện để tạo hành lang pháp lý. Điều quan trọng là chính sách đưa ra hấp dẫn đối với lực lượng chuyên gia người Việt nam ở nước ngoài và nâng cao trách nhiệm đối tác trong nước. Sự kết hợp trong nước và ngoài nước để có được năng lực cần thiết. Chính sách đưa ra không phải là mãi mãi mà phải  thích nghi với điều kiện trước mắt và lâu dài”. 

Rất nhiều đề án, dự án được thực hiện trong nước thành công mang lại hiệu quả cao cho sự phát triển ghi dấu ấn của trí thức người Việt ở nước ngoài. Đội ngũ trí thức luôn mong muốn được cống hiến, đổi lại, họ trông chờ vào chính sách phải luôn phù hợp để họ phát huy hết khả năng của mình,

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu