Công tác chuẩn bị cho Hội nghị người Việt Nam toàn thế giới (VK24) đã hoàn tất, sẵn sàng đón tiếp khoảng 600 đại biểu, trong đó có 400 kiều bào tham dự các sự kiện diễn ra từ 21-24/8. Với chủ đề “Người Việt Nam ở nước ngoài chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước”, Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới năm nay là cơ hội để nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, từ đó đẩy mạnh công tác chăm lo, hỗ trợ kiều bào một cách thiết thực hơn. Về nội dụng này, Thứ trưởng ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài chia sẻ với PV Đài TNVN trước thềm Hội nghị.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Lê Thị Thu Hằng. Ảnh:Dương Cảnh Tiêu |
PV: Thưa bà, Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa và Chương trình của Hội nghị người Việt Nam toàn thế giới 2024 - sự kiện đang nhận được sự nhiều sự quan tâm, đặc biệt là của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài?
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài trên toàn thế giới. Đây cũng là lần thứ tư, chúng ta tổ chức sau nhiều năm. Do bối cảnh dịch bệnh nên năm nay, chúng ta mới tổ chức được Hội nghị lần thứ tư.
Năm nay có một còn một điểm mới đó là Diễn đàn chuyên gia trí thức người Việt Nam ở nước ngoài diễn. Nếu tính là toàn cầu thì có lẽ đây là lần thứ nhất tổ chức, với một tinh thần mong muốn đây như là một Hội nghị Diên Hồng của người Việt Nam ở nước ngoài. Sẽ có một phiên toàn thể về công tác người Việt Nam ở nước ngoài và một Diễn đàn toàn thể của những chuyên gia trí thức người Việt Nam ở nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ dự kiến sẽ đến dự và tham gia phát biểu hội nghị. Đây là diễn đàn có thể nói là để quy tụ được tất cả kiều bào từ khắp nơi trên thế giới về để tham gia đóng góp ý kiến.
Hội nghị thứ 4 lần này có những điểm đáng chú ý. Thứ nhất, về bối cảnh bối cảnh trong nước, chúng ta đã bước sang một giai đoạn mới. Đấy là tiến trình hội nhập sâu rộng với một tâm thế, vị thế rất khác. Cơ đồ vị thế tiềm lực và uy tín quốc tế. Thứ hai nữa là sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 36, sự nhận thức và sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương của người dân cũng rất khác, không chỉ tăng về số lượng.
Đặc biệt, thành phần trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng có những thay đổi, bộ phận trí thức doanh nhân, nhà khoa học chuyên gia nhiều lên, rồi chuyện địa vị pháp lý của cộng đồng người ta ở nước ngoài cũng được củng cố về bối cảnh khách quan tình hình thế giới và khu vực cũng có rất nhiều thay đổi, tác động không nhỏ đến đời sống của cộng đồng ta rồi các xu thế mới trong phát triển chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, việc phải liên kết rồi tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất. Chính vì thế mà lần này nội dung của hội nghị, cá nhân tôi đánh giá khá tham vọng.
PV: Điểm mới của Hội nghị Người Việt toàn thế giới năm nay là, diễn ra song song với đó là Diễn đàn trí thức trẻ Việt nam toàn cầu. Xin bà cho biết thêm về nội dung này?
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Kiều bào tham dự sẽ có 4 chuyên đề. Thứ nhất là kiều bào với sự phát triển công nghệ cao của Việt Nam, trong đó chúng tôi tập trung vào 2 nội dung quan trọng. Đó chính là bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Phiên chuyên đề thứ hai về doanh nghiệp, doanh nhân kiều bào đồng hành cùng đất nước.
Chúng tôi rất muốn lắng nghe ý kiến và trao đổi giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các Hiệp hội doanh nghiệp của Việt Nam với doanh nhân, cũng như các Hiệp hội doanh nhân của ta ở nước ngoài, về các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại, các giải pháp để kết nối xúc tiến đầu tư kinh doanh giữa địa phương của Việt Nam với các nước chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất...
Phiên chuyên đề thứ 3 là đại đoàn kết dân tộc công tác Hội đoàn và vai trò của thế hệ trẻ kiều bào. Hội đoàn là nòng cốt trong công tác của người Việt Nam ở nước ngoài, là nhu cầu thiết yếu về sự tham gia ngày càng tích cực hơn của các thế hệ trẻ kiều bào ta ở nước ngoài.
Hội nghị Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp tại Hải Phòng, tháng 12.2023. Ảnh: Ủy ban Nhà nước về NVNONN |
Chúng tôi rất muốn có sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong nước, để làm sao sự tham gia của bà con ta ở nước ngoài được rộng rãi hơn trong các hệ thống tổ chức chính trị xã hội trong nước. Phiên chuyên đề thứ tư là Kiều bào sứ giả và ngôn ngữ Việt. ở đây chúng tôi rất muốn các chuyên gia trong và ngoài nước trao đổi về công tác giữ gìn văn hóa tiếng Việt trong cộng đồng. Trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là muốn chia sẻ các kinh nghiệm ở đâu, những hội đoàn nào phát triển công tác tiếng Việt, bảo tồn văn hóa tốt thì có thể chia sẻ và góp ý kiến cho các cơ quan chuyên môn ở trong nước.
PV: Vâng, được ví như Hội nghị Diên hồng của kiều bào ta ở nước này, Hội nghị Người Việt Nam toàn thế giới cũng như Diễn đàn chuyên gia trí thức người Việt toàn cầu năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt với chương trình, nội dung được đánh giá là tham vọng. Cá nhân bà có những kỳ vọng gì về sự kiện này?
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Như tôi nói, chúng tôi kỳ vọng rất lớn vào sự kiện lớn của cộng đồng người Việt này. Hội nghị về người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và diễn đàn chuyên gia trí thức người Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 rất tha thiết mong muốn qua các hội đoàn và đặc biệt là qua các cơ quan truyền thông Việt Nam, cũng như qua các kênh truyền thông của bà con ta ở nước ngoài, chuyển tải đến đông đảo bà con người Việt Nam ở nước ngoài có những đóng góp trên tinh thần xây dựng thẳng thắn và thực chất, để làm sao công tác về người Việt Nam ở nước ngoài trên tất cả 4 trụ cột như tôi đã đề cập. Đó là công tác về hội đoàn, công tác trí thức, công tác đại đoàn kết, công tác văn hóa... được triển khai một cách toàn diện, hiệu quả, để khi chúng ta nhìn lại 25 năm thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, chúng ta thấy có những bước tiến dài hơn, thậm chí là đột phá trong công tác về người Việt Nam ở nước ngoài.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng.