Trầm mặc cổng làng

Lan Anh - Vovworld
Chia sẻ
(VOV5) - Làng Việt cổ nào cũng có cổng làng. Ngày trước, cổng làng nào cũng có dân binh thay phiên nhau gác để bảo vệ bình yên cho xóm làng. Đến mỗi làng, bước qua cổng làng, du khách đã phần nào thấy nét văn hiến, cũng như điều kiện kinh tế của người dân làng đó. Làng giàu thì cổng to, trang trí kỹ càng, làng bình thường cổng nhỏ hơn.
 
Tục ngữ Việt Nam có câu “Nhà có nóc, làng có cổng” như một sự thể hiện tầm quan trọng của cổng làng đối với cuộc sống nơi thôn dã. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, cổng làng vẫn tồn tại và đồng hành cùng đời sống của người dân ở làng xã Việt Nam. 

Cổng làng Nôm (Hưng Yên), xây dựng từ năm Ất Mão 1855

3 chữ Hán: Đồng Cầu môn (cổng Đồng Cầu) vẫn được đắp nổi như cũ khi tôn tạo cổng

Cổng làng Nhật Tảo (Bắc Từ Liêm- Hà Nội) trên đê sông Hồng, xây dựng năm Khải Định thứ 9 (1924)

Cổng làng với 2 đại tự “Nhật Tảo” để chỉ tên làng

Mặt sau cổng làng Nhật Tảo

Cổng làng Vân Từ (còn gọi là làng Cựu) thuộc huyện Phú Xuyên (Hà Nội).

Cổng trong làng Tây Mỗ (Nam Từ Liêm Hà Nội) với 2 đại tự trên cổng là “Phú Thứ”, tức là ý chỉ làng giàu có

Cổng làng Lỗ Khê (Đông Anh – Hà Nội), tuy tôn tạo 2007 nhưng vẫn phục dựng nguyên kiến trúc cũ. 3 chữ trên cổng là Đại tiền môn (Cổng lớn phía trước)

Cổng làng Chính Kinh (Thanh Xuân- Hà Nội). Đi qua cổng là đến đình làng.

Cổng làng Giáp Nhất (Thanh Xuân- Hà Nội) xây dựng từ 1919 uy nghi cạnh một đô thị đang phát triển.

Cổng làng Nhân Chính với ba chữ Nhân thọ môn (Cổng nhân thọ)

Cổng làng Phùng Khoang (Nam Từ Liêm- Hà Nội) độc đáo với 4 đại tự: Nhập chúc, xuất nghênh, nghĩa là Vào chúc, ra đón (thể hiện tinh thần mến khách,, quý người của làng)

Cổng làng Vạn Phúc (Hà Đông- Hà Nội). Bên trên là dòng chữ vạn phúc lai cầu, nghĩa là “Đến tìm muôn điều phúc”.

Cổng làng Vân Canh (Hà Nội) với 2 đại tự: Doanh tụ, nghĩa là mở mang, hội họp, ý nói làng là nơi tụ họp và phát triển.

Cổng làng Ước Lễ (Thanh Oai- Hà Nội) được xây dựng từ thời Mạc (1527-1592). Cổng được làm theo đúng những yêu cầu của một cổng của thành trì xưa với hệ thống hào phía trước và một cây cầu trước cổng.

Trên cổng có 3 chữ Ước Lễ môn, nghĩa là cổng Ước Lễ

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu