“Tết Đoan Ngọ xưa và nay”

Chia sẻ
(VOV5) - Chương trình “Tết Đoan Ngọ xưa và nay” năm nay bao gồm: Hoạt động thể nghiệm nghi lễ ban quạt trong hoàng cung xưa kia và hoạt động trưng bày.
Nhân dịp Tết Đoan Ngọ (ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch), sáng 1/6 (ngày mùng 3 tháng 5 Âm lịch), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Tết Đoan Ngọ xưa và nay” năm 2022.

Đoan Ngọ (Đoan Dương) là tết cổ truyền của Việt Nam và một số quốc gia Đông Á. Ngày Tết Đoan Ngọ trong các triều đại phong kiến, trong cung đình và dân gian có những nghi thức và phong tục khác nhau.

Trong cung đình, Tết Đoan Ngọ là lễ thường triều, nhà vua thường ban yến, ban quạt cho văn võ bá quan. Ân điển ban quạt của nhà vua còn ý nghĩa sâu sắc là ban “Phúc lành, sức khỏe, bình an” cho muôn nhà.

Nét độc đáo của Tết Đoan Ngọ chính là hương vị quê hương, là bản sắc văn hóa thể hiện qua mỗi phong tục, mỗi nghi thức được nhà vua tổ chức trang trọng trong cung hàng năm.

Chương trình “Tết Đoan Ngọ xưa và nay” năm nay bao gồm: Hoạt động thể nghiệm nghi lễ ban quạt trong hoàng cung xưa kia và hoạt động trưng bày.
“Tết Đoan Ngọ xưa và nay” - ảnh 1Ngày Tết Đoan Ngọ, vào thời Lê có một nghi lễ đặc biệt là “Lễ ban quạt”. Ảnh: Thanh Tùng/ TTXVN
“Tết Đoan Ngọ xưa và nay” - ảnh 2Lần đầu tiên, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tái hiện không gian nghi lễ ban quạt trong cung đình ngày Tết Đoan Ngọ. Các thành viên Hội Di sản Văn hóa Thăng Long-Hà Nội và Công ty Cổ phần Ỷ Vân Hiên đã tham gia thực hành nghi lễ ban quạt. Những người tham gia đều vận trang phục cung đình xưa, được thực hành các nghi thức và được đón nhận quạt do vua ban. Nghi lễ diễn ra trong sự trang trọng, để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng cho người xem. Ảnh: kinhtedothi.vn
“Tết Đoan Ngọ xưa và nay” - ảnh 3Thực hành nghi lễ ban quạt. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
“Tết Đoan Ngọ xưa và nay” - ảnh 4Các nghi thức trong lễ ban quạt. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
“Tết Đoan Ngọ xưa và nay” - ảnh 5Đông đảo các em học sinh được tìm hiểu về lịch sử, văn hóa truyền thống một cách hấp dẫn tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Thiên Điểu/ tuoitre.vn
“Tết Đoan Ngọ xưa và nay” - ảnh 6Chiếc quạt cung đình kích thước 2,4m đề bài thơ của vua Lê Hiến Tông viết trên quạt năm 1503. Ảnh: CAND
“Tết Đoan Ngọ xưa và nay” - ảnh 7Trưng bày một số quạt dành cho vua, hoàng hậu và các quan được phỏng dựng trên các nguồn tư liệu. Ảnh: Thanh Tùng/ TTXVN
“Tết Đoan Ngọ xưa và nay” - ảnh 8Triển lãm bộ sưu tập quạt nghệ thuật của nghệ nhân Dương Văn Đoàn (Chàng Sơn, Thạch Thất) trưng bày trong Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: Minh Thu/Vietnam+
“Tết Đoan Ngọ xưa và nay” - ảnh 9Các em nhỏ được trải nghiệm làm quạt với nghệ nhân Dương Văn Đoàn. Ảnh: Thiên Điểu/ tuoitre.vn
“Tết Đoan Ngọ xưa và nay” - ảnh 10Nhà sử học Lê Văn Lan phấn khởi với chiếc quạt được ban. Ảnh: Thanh Tùng/ TTXVN
“Tết Đoan Ngọ xưa và nay” - ảnh 11Các pano giới thiệu nghi lễ, phong tục Tết Đoan Ngọ xưa. Ảnh: Minh Thu/Vietnam+
“Tết Đoan Ngọ xưa và nay” - ảnh 12Với người Việt Nam, Tết Đoan ngọ 5/5 chính là Tết Giết sâu bọ, loại trừ những sinh vật có hại để bảo vệ mùa màng. Tục lệ này còn đến tận ngày nay. Cứ dịp Tết Đoan Ngọ, các gia đình người Việt lại làm mâm cúng “giết sâu bọ” gồm: rượu nếp, bánh gio (bánh tro, bánh ú tro) và trái cây theo mùa. Thường lệ người ta ăn rượu nếp ngay sau khi ngủ dậy với tâm niệm là để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. (Trong ảnh: Tái hiện tục “giết sâu bọ” trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: hanoimoi.com.vn)
“Tết Đoan Ngọ xưa và nay” - ảnh 13Mâm cỗ ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: vietnamnet.vn
“Tết Đoan Ngọ xưa và nay” - ảnh 14Rượu nếp - món không thể thiếu trong tục “giết sâu bọ” ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: vietnamnet.vn

Lệ Chi/ VOV5 - Tổng hợp

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu