Ông Nguyễn Văn Trường phát hiện tình yêu đồ sứ của mình vào năm 1986, một năm sau khi xuất ngũ và trở về quê hương Vĩnh Phúc. Ông kiếm sống bằng nghề thợ mộc và có lần đã tới sửa bàn ghế cho một nhà sưu tập đồ cổ địa phương. Đây chính là người đầu tiên giúp ông Trường biết về vẻ đẹp của những món đồ sứ truyền thống. Ông Trường đã rất ấn tượng đến nỗi ông quyết định trở thành một nhà sưu tập. Ông dành nhiều thời gian đi khắp các tỉnh phía Bắc Việt Nam để tìm kiếm những món đồ sứ truyền thống. Căn nhà của ông Nguyễn Văn Trường, ở xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trở nên nổi bật bởi hàng nghìn bát đĩa được đắp nổi khắp nhà. Ngôi nhà của ông Trường nhìn từ bên ngoài. Từ trong nhà, ngoài sân đến cổng ra vào đều được trang trí bằng những mảnh gốm sứ có niên đại từ các triều đại Hán, Đường, Tống, Lý, Trần.... Phía trước cổng được gắn kết hàng trăm chiếc đĩa, bình sứ cổ Không gian phía bên trong ngôi nhà nhìn hết sức lạ mắt và độc đáo Phần công trình phụ cũng kín bát, đĩa cổ bởi ông Trường muốn trong mọi góc nhà đều có gắn đồ cổ. Căn nhà của ông Trường có diện tích 114 m2, gồm 4 phòng ngủ và một phòng khách. Tại phòng khách các mảng tường được ông gắn lên các loại bát đĩa cổ, vẫn giữ nguyên hình dáng bên ngoài. Những đồng xu gắn kín ở bậc thềm nhà Theo ông Trường, gắn bát đĩa lên tường, cổng, non bộ... là cách để ông gìn giữ và bảo vệ những cổ vật và đây cũng là cách ông chơi đồ cổ./. Từ khóa: VOV VOVworld VOV5 ngoi nha gan hon 10.000 bat dia co Vinh Phuc Phản hồi * Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu Gửi đi Xem thêm