Ngắm miệng núi lửa cổ phát lộ trên bờ biển Ba Làng An, Quảng Ngãi

Nguyễn Mỹ Trà
Chia sẻ
(VOV5) - Việc phát hiện ra miệng núi lửa cổ ở Ba Làng An, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được các nhà khoa học đánh giá là tạo nên nét đặc biệt hiếm có ở vùng biển đảo Việt Nam. 

Để quan sát núi lửa tốt nhất, bạn có thể lên đỉnh núi vào trạm hải đăng Ba Làng An.

Ngọn hải đăng nơi đây luôn chớp sáng dẫn lối tàu thuyền ra vào cảng Sa Kỳ.

Đây cũng là mũi đất được các nhà khoa học chú ý với tên gọi quốc tế là Cape Batangan có ví trí gần với Hoàng Sa nhất với khoảng cách 135 hải lý.

Ngắm từ trạm hải đăng Ba Làng An, miệng núi lửa cổ đại đang dần phát lộ khi thủy triều rút.

Thời gian quan sát chung tốt nhất là từ 9 đến 13h hàng ngày. Sau khoảng thời gian này, miệng núi lửa có thể bị ngập không nhìn thấy nữa khi thủy triều lên cao.

Cảnh quan của miệng núi lửa ở bờ biển Ba Làng An thay đổi liên tục, từ sáng đến chiều.

Sáng lúc triều rút ta có thể thấy miệng núi lửa lộ ra, nhưng chiều tối đến khi nước biển tràn vào thì chỉ còn là một vùng biển mênh mông.

Miệng núi lửa rộng 20m, chiều sâu khoảng 2,0 – 3m.

Xung quanh miệng núi lửa các dòng dung nham tràn ra dạng tỏa tia.

Quanh năm liên tục bị tác động sóng gió nhưng miệng núi lửa cổ nằm sát mép biển vẫn còn nguyên vẹn.

Các nhà khoa học nhận định tuổi của đá núi lửa này khoảng 10,5 – 11 triệu năm.

Trạm hải đăng Ba Làng An nhìn từ miệng núi lửa.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu