Lễ bỏ mả - tín ngưỡng “vòng đời” nhân văn của người Raglai, Tây Nguyên

Mỹ Trà
Chia sẻ
(VOV5) - Trong quá trình sinh tồn và phát triển người Raglai đã có những nghi lễ, tập tục, tín ngưỡng văn hóa dân gian vô cùng phong phú và đa dạng mà tiêu biểu là phong tục và tín ngưỡng “Vòng đời”.

 Dân tộc Raglai là một trong số năm tộc người thuộc ngữ hệ Malayo-Peoolinêdi ở Việt Nam. Đồng bào sinh sống lâu đời trên các vùng núi Nam Trường Sơn Tây Nguyên thuộc các tỉnh Khành Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận và Lâm Đồng. Trong quá trình sinh tồn và phát triển người Raglai đã có những nghi lễ, tập tục, tín ngưỡng văn hóa dân gian vô cùng phong phú và đa dạng mà tiêu biểu là phong tục và tín ngưỡng “Vòng đời”.

Họ cho rằng con người sinh ra luôn chịu sự tác động, có mối quan hệ ràng buộc với thiên nhiên vũ trụ bao la với thế giới siêu hình bao quanh, khi sinh ra đã chịu sự nhập kiếp đầu thai, khi lớn lên mọi hoạt động đều chịu sự chi phối của cả hệ thống thần linh và cả những vị thần hộ trì, những tổ sanh đến chết đã có thuyền đưa linh tiễn về với ông bà tổ tiên.

Lễ bỏ mả - tín ngưỡng “vòng đời” nhân văn của người Raglai, Tây Nguyên - ảnh 1Lễ Bỏ mả của đồng bào dân tộc Raglai Thôn Động Thông, xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận thực hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Người Raglai quan niệm rằng: Có hai thế giới song song tồn tại là thế giới của người sống và thế giới của người đã khuất. Khi người chết đã được chôn cất vẫn còn mối quan hệ với người sống, bởi linh hồn của người chết vẫn còn lẩn khuất trong cõi nhân gian nên phải làm lễ bỏ mả để chấm dứt mối quan hệ này. Đây là nghi thức quan trọng nhất trong các nghi lễ vòng đời của người Raglai - lễ chia tay vĩnh viễn giữa người sống và người chết để người chết trở về với thế giới vĩnh hằng.

Lễ bỏ mả - tín ngưỡng “vòng đời” nhân văn của người Raglai, Tây Nguyên - ảnh 2

Theo luật tục, Thầy cúng trong lễ bỏ mả phải có 3 người biểu thị cho ba  phần của cơ thể: đầu, mình, chân. Thầy cúng chính luôn đứng ở chính giữa hai người khác gọi là vị Yanuh  jalat (người chỉ đường, chỉ thức ăn, đồ uống… cho ma).  Cây  “gậy thần” được làm từ ngày có người chết được đem ra sử dụng.

Từ sự tích một chuyện cổ về katrao cứu người Raglai trước đây. Hạt từ cổ chim cu là hạt giống tốt nhất. Hành động lễ hứng hạt bắp, lúa rơi xuống là để xin hạt giống tốt mang về phân phát cho toàn gia tộc khi lễ Bỏ mả kết thúc. Đây cũng là triết lý nhân gian: sự sống được khai sinh từ cái đã mất đi.

Lễ bỏ mả - tín ngưỡng “vòng đời” nhân văn của người Raglai, Tây Nguyên - ảnh 3

 “Lễ bỏ mả” của người Raglai thể hiện tình cảm trách nhiệm của người sống với người chết. Đồng thời là dịp để thể hiện sự đền đáp công lao ông bà, báo hiếu cha mẹ và còn là biểu hiện của tình cảm làng xóm gắn kết bền chặt thể hiện văn hóa ứng xử giữa con người với con người.

Lễ bỏ mả - tín ngưỡng “vòng đời” nhân văn của người Raglai, Tây Nguyên - ảnh 4

 Để chuẩn bị tổ chức lễ việc dựng mới nhà mồ có ka-go, gia đình phải nhờ nhiều người cùng lo liệu, nhiều việc.  

Lễ bỏ mả - tín ngưỡng “vòng đời” nhân văn của người Raglai, Tây Nguyên - ảnh 5
Lễ bỏ mả - tín ngưỡng “vòng đời” nhân văn của người Raglai, Tây Nguyên - ảnh 6Kago là biểu tượng cho nơi trú ngụ của ông bà ở thế giới bên kia. 

Kago là một dạng lâu thuyền và được sử dụng trong nghi thức bỏ mả của người Raglai, thuyền Kago là thế giới tâm linh của con người hiện tại với thế giới bên kia và sự ràng buộc giữa cái hiện tại và cái hư vô. Kago là biểu tượng cho nơi trú ngụ của ông bà ở thế giới bên kia. Người Raglai cho rằng càng có nhiều vật trang trí gắn trên Kago thì người chết càng nhận được nhiều niềm vui ở thế giới bên kia.

Lễ bỏ mả - tín ngưỡng “vòng đời” nhân văn của người Raglai, Tây Nguyên - ảnh 7Lễ bỏ mả của người Raglai thường tổ chức vào khoảng tháng tư dương lịch, khi thời tiết vẫn còn tạnh ráo, có thể lên rừng, ra nhà mồ làm lễ cúng và di chuyển ngoài trời thuận tiện. 

 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu