Lăng vua Minh Mạng - không gian mang đậm triết lí Nho giáo

Tú Anh
Chia sẻ
(VOV5) - Lăng vua Minh Mạng vẫn giữ nguyên cho mình nét đẹp rất truyền thống, cổ xưa xứng đáng là một kiệt tác kiến trúc nghệ thuật.

Thành phố Huế ngoài nổi tiếng với Núi Ngự hùng vĩ soi bóng bên dòng sông Hương thơ mộng nên thơ thì còn được biết đến các lăng tẩm, di tích cổ xưa của các triều đại vua chúa. Dạo quanh một vòng các lăng tẩm nơi đây, khách du lịch phát hiện ra mỗi lăng sẽ mang một màu sắc, một nét đẹp, một phong cách kiến trúc rất riêng. Nếu như lăng Tự Đức được ví như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình làm say đắm lòng người; lăng Khải Định đẹp lạ với những màu sắc kết hợp giữa Đông Tây kim cổ thì lăng Minh Mạng vẫn giữ nguyên cho mình nét đẹp rất truyền thống, cổ xưa và đậm đà màu sắc của Nho giáo.

Lăng vua Minh Mạng - không gian mang đậm triết lí Nho giáo - ảnh 1 Cổng ngoài

Các trung tâm thành phố Huế khoảng 12km, lăng Minh Mạng nằm trên núi Cẩm Khê, thuộc xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lăng Minh Mạng hay còn gọi là Hiếu Lăng, là nơi an nghỉ của vị vua thứ 2 dưới triều Nguyễn - vua Minh Mạng. Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc lớn, với khoảng 40 công trình lớn nhỏ. Tất cả các công trình được bố trí cân đối trên một trục dọc, kéo dài từ Đại Hồng Môn đến chân tường La Thành sau mộ vua. Xen giữa những công trình kiến trúc là hồ nước ngát hương sen và những quả đồi phủ mượt bóng thông, tạo nên một phong cảnh vừa hữu tình, vừa ngoạn mục.

Lăng vua Minh Mạng - không gian mang đậm triết lí Nho giáo - ảnh 2 Từ cổng vào chính là Bái Đình nơi có tượng quan văn võ đứng xếp đối xứng nhau.
Lăng vua Minh Mạng - không gian mang đậm triết lí Nho giáo - ảnh 3Tượng quan văn võ 
Lăng vua Minh Mạng - không gian mang đậm triết lí Nho giáo - ảnh 4 Kế tiếp đó là Bi Đình với tấm bia đá ghi lại cuộc đời và những chiến công của vua Minh Mạng.
Lăng vua Minh Mạng - không gian mang đậm triết lí Nho giáo - ảnh 5 Cổng chính của lăng có tên gọi là Đại Hồng Môn, với độ cao 9m, rộng 12m và mang những nét đặc trưng của kiến trúc thời nhà Nguyễn. 
Lăng vua Minh Mạng - không gian mang đậm triết lí Nho giáo - ảnh 6Dạng cổng tam quan với ba lối đi và được trang trí bởi nhiều họa tiết độc đáo và tinh tế như cá chép hóa rồng.  

 

Lăng vua Minh Mạng - không gian mang đậm triết lí Nho giáo - ảnh 7
Lăng vua Minh Mạng - không gian mang đậm triết lí Nho giáo - ảnh 8 Toàn bộ khuôn viên La thành có diện tích 1.750m được sắp xếp đăng đối với nhau tạo nên một quần thể kiến trúc đẹp mắt.
Lăng vua Minh Mạng - không gian mang đậm triết lí Nho giáo - ảnh 9Lăng Minh Mạng được bao bọc bởi màu xanh của cây, cái yên ả tĩnh lặng của sông hồ, cái vững chãi của núi non. 
Lăng vua Minh Mạng - không gian mang đậm triết lí Nho giáo - ảnh 10  Minh Lâu, một nơi nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng của nhà vua sau những buổi triều chính bàn việc đại sự, là nơi vua thả hồn mình với cảnh sắc, hương  trời thiên nhiên. 
Lăng vua Minh Mạng - không gian mang đậm triết lí Nho giáo - ảnh 11 Minh Lâu được xây dựng với kiến trúc mang đậm chất triết học phương Đông với khuôn hình vuông, hai tầng và tám mái. 

 

Lăng vua Minh Mạng - không gian mang đậm triết lí Nho giáo - ảnh 12Từ cổng lăng bước vào phía bên trong, là những công trình kiến trúc được sắp xếp đối xứng, song song theo ba trục. 
Lăng vua Minh Mạng - không gian mang đậm triết lí Nho giáo - ảnh 13
Lăng vua Minh Mạng - không gian mang đậm triết lí Nho giáo - ảnh 14 Cây xanh luôn ngập tràn trong khuôn viên của lăng
Lăng vua Minh Mạng - không gian mang đậm triết lí Nho giáo - ảnh 15 Màu sắc cổ kính truyền thống là nét thường thấy trong lăng vua Minh Mạng

Lăng vua Minh Mạng - không gian mang đậm triết lí Nho giáo - ảnh 16


Lăng vua Minh Mạng - không gian mang đậm triết lí Nho giáo - ảnh 17 Hồ Tân Nguyệt. Đây là biểu tượng mặt trăng bao bọc lấy hình tượng mặt trời của Bửu Thành. Bắc ngang qua hồ là cầu Thông Minh Chính Trực đưa bạn tới với nơi yên nghỉ của vua Minh Mạng.

Lăng vua Minh Mạng - không gian mang đậm triết lí Nho giáo - ảnh 18 Lăng Minh Mạng Huế có sự kết hợp của màu sắc cổ điển, truyền thống, đậm chất Nho giáo nhưng vẫn không mất đi cái thi vị, lãng mạn và chất thơ ca.

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu