Từ cuối tháng 9, người dân trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội đã quen thuộc với điểm cung cấp thực phẩm số 3 Văn Miếu. Điều đặc biệt là khi đến đây, người dân có thể đổi phế liệu để lấy thực phẩm sạch. Đây là ý tưởng sáng tạo được Công ty Cổ phần Tư vấn kinh tế và phát triển nông thôn Việt Nam triển khai rải rác trên địa bàn Thủ đô. Những gian hàng “đổi rác phế liệu lấy thực phẩm” ở Hà Nội không chỉ hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, mà còn truyền đi những thông điệp mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường.
Gian hàng cung cấp thực phẩm tại ngã ba Văn Miếu – Quốc Tử Giám là địa chỉ nhận nhu yếu phẩm quen thuộc của người dân nơi đây khi khu phố này nằm trong vùng đỏ (vùng có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao) ở Thủ đô.
|
Khi dịch bệnh được kiểm soát, lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, cuộc sống dần trở lại bình thường thì nơi đây lại là điểm đổi rác phế liệu lấy thực phẩm.
|
Gian hàng tuy bé nhưng đầy đủ những thực phẩm thiết yếu.
|
Từ rau xanh…
|
Hoa quả…
|
Đến đồ khô.
|
Với nhiều người, túi nilông, bìa carton, xoong nồi cũ hỏng tưởng chừng là rác thải không có giá trị, nhưng nay có thể đổi lấy thực phẩm là những quả cà chua, củ cà rốt, mớ rau, củ hành... thì đều thấy phấn khởi.
|
Từ khi chương trình này xuất hiện, người dân trên địa bàn quận đã có thói quen gom góp phế liệu để đưa tới các gian hàng đổi lấy thực phẩm mang về. Việc có thể đổi rác phế liệu lấy thực phẩm là điều mà họ chưa từng nghĩ tới trước đây.
|
Gian hàng mở cửa từ 6h sáng đến 6h chiều.
|
Bảng giá quy đổi phế liệu.
|
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Quản lý gian hàng số 3 Văn Miếu, cho biết: “Thực phẩm ở đây đều có nguồn gốc rõ ràng và là thực phẩm tươi, sạch, chất lượng cao, tiêu chuẩn Vietgap, đã qua kiểm định, đảm bảo an toàn, không chất bảo quản, không thuốc trừ sâu, không thuốc tăng trưởng”.
|
Nếu không có phế liệu để đổi, người dân hoàn toàn có thể mua thực phẩm sạch ngay tại cửa hàng. Ảnh: Ông Nguyễn Ngọc Tuấn giới thiệu nguồn gốc xuất xứ thực phẩm sạch cho khách hàng. |
Cuối ngày, ông Tuấn cùng các nhân viên thực hiện phân loại phế liệu. Mỗi gian hàng có thể thu đổi khoảng 100-150 kg rác phế liệu mỗi ngày.
|
Từ một vài điểm bán nhỏ, giờ đây đã có hơn 20 gian hàng “đổi rác phế liệu lấy thực phẩm sạch” xuất hiện trên địa bàn Hà Nội. Thay vì đi chợ dân sinh để mua đồ, người dân có thể thu gom rác thải trong chính ngôi nhà của mình để đổi lấy thực phẩm tại các gian hàng “đổi rác phế liệu lấy thực phẩm”. Ông Tuấn chia sẻ: dự kiến trong thời gian tới, mô hình này sẽ được nhân rộng tại các điểm trường trên địa bàn thành phố với mục tiêu đổi rác lấy sữa và đồ dùng học tập cho học sinh. Từ đó, giúp nâng cao nhận thức cho học sinh về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường.