Mùa thu này, dân tộc Việt Nam kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng 8, cuộc cách mạng đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời nhân dân ta cũng kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 – 25/8/2021), người anh hùng dân tộc đã cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh làm nên cuộc cách mạng vĩ đại mùa Thu năm 1945, vị Tổng tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ, làm nên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chúng ta hãy cùng điểm lại những thời khắc lịch sử gắn liền với tên tuổi của ông.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình nhà Nho. Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế). |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp cùng người vợ đầu của mình - bà Nguyễn Thị Quang Thái. Sau khi ra tù, ông và vợ sinh người con gái đầu lòng – cố GS. TS Võ Hồng Anh. |
Ngày 22/12/1944, tại Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân làm lễ thành lập với 34 chiến sĩ, do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy.
|
Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền.
|
Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội. |
Năm 1948, ở tuổi 37, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm đại tướng và trở thành đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. |
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950). |
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung đoàn trưởng Thái Dũng, Tiểu đoàn trưởng Dũng Mã đang nghiên cứu sơ đồ tác chiến Chiến dịch Biên giới (1950). |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng (1950). |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở Chiến dịch Thượng Lào 1953, tạo bước ngoặt quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân hai nước Việt - Lào đi đến thắng lợi.
|
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát trận địa lần cuối cùng trước khi phát lệnh nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Nguồn: Tư liệu TTXVN |
Đại tướng chung vui cùng các chiến sĩ trong lễ mừng chiến thắng Điện Biên Phủ tổ chức tại chỉ huy sở Mường Phăng.
|
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam quan sát Đại đội 6, Trung đoàn 233, Đoàn Cao xạ Đống Đa huấn luyện (Tết Mậu Thân 1968). |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh miền Nam và Tư lệnh trưởng Bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên bàn kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến dịch Đường 9 - Nam Lào tại một cánh rừng Trường Sơn năm 1971.
|
Đại tướng duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân.
|
Trong chuyến kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch phá thủy lôi năm 1973, đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: "Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển, hải đảo của tổ quốc". |
Đại tướng nghiên cứu bản đồ tuyến vận tải chiến lược của bộ đội Trường Sơn trên đường đi thăm đoàn 559 (tháng 3/1973). |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy Trung ương ra bức mật điện số 1574 ngày 7/4/1975.
|
Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu tại cuộc họp ngày 14/4/1975 tại Nhà D67. Bộ Chính trị quyết định đặt tên chiến dịch Sài Gòn-Gia Định là chiến dịch Hồ Chí Minh.
|
Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong ảnh, từ trái sang phải: đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến), thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).
|
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh cùng cán bộ chủ chốt trước nhà Quân ủy Trung ương ngày 30/4/1975.
|
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn Vũng Chùa – đảo Yến làm nơi an nghỉ cuối cùng. Phần mộ Đại tướng nằm dưới chân dãy Hoành Sơn, thuộc thôn Thọ Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Quảng Bình cũng chính là quê của Đại tướng. Ảnh: Báo Pháp luật
|
Khu mộ Đại tướng giản dị trong ngày Tết. Ảnh: vietnamnet.vn |
Không gian bình yên và thoáng đãng nhìn từ Tháp Chùa. Ảnh: tptravel.com.vn
|
VOV5/ Lệ Chi - Tổng hợp