Chuyện chưa kể về những tác phẩm đoạt giải ABU

VOV
Chia sẻ
(VOV5) - Năm nay, Đài Tiếng Nói Việt Nam đoạt được 3 giải thưởng ABU.
Chuyện chưa kể về những tác phẩm đoạt giải ABU - ảnh 1
Chuyện chưa kể về những tác phẩm đoạt giải ABU - ảnh 2

Là một nữ phóng viên trẻ, với Thi Uyên, Giải thưởng ABU là một vinh dự vô cùng lớn và là giải thưởng quốc tế đầu tiên chị gặt hái trong sự nghiệp của mình.

“Khi “Con hẻm nhỏ” được công bố đoạt Giải Xuất sắc, hạng mục Truyền thông số trong giải thưởng hằng năm của Hiệp hội Phát thanh - Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương (ABU), tôi thực sự choáng ngợp, bởi vì đó là một bất ngờ quá lớn”, Thi Uyên chia sẻ.

Theo Thi Uyên, mảng số là một mảng khó, với một phóng viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, nên dù có ý tưởng thì khó khăn vẫn ở phía trước khi hiện thực hóa, đưa ý tưởng thành tác phẩm hoàn chỉnh.

“Khi tìm hiểu về giải ABU, tôi có xem các tác phẩm năm trước, các tác phẩm của các bạn đồng nghiệp nước ngoài, thì thấy rằng các tác phẩm được đầu tư rất nhiều từ chất xám, nhân sự, thời gian, tài chính… Đó vừa áp lực vừa là nguồn cảm hứng. Tôi sợ nhưng cũng được tiếp thêm động lực”.

 

Chuyện chưa kể về những tác phẩm đoạt giải ABU - ảnh 3

Khi nhắc tới Đài TNVN, người ta sẽ chỉ nghĩ đến thế mạnh phát thanh. Với nền tảng số trên báo điện tử, là loại hình rất mới với những người làm báo ở Đài TNVN.

“Team triển khai dự án này còn khá trẻ, chúng tôi có năng lượng, nhưng thiếu kinh nghiệm. Với một bài viết gồm cả video, ảnh, audio, hyperlink… chúng tôi sửa code liên tục vì gặp lỗi khi đẩy lên trang trong khi thời gian đang cạn dần. Đã có những thời điểm, có những khó khăn tôi nghĩ là không thể vượt qua được. Lúc đó, rất may mắn tôi nhận được giúp đỡ từ các đồng nghiệp, từ Ban cố vấn của Đài TNVN.

Tôi có một may mắn nữa là khi “Con hẻm nhỏ” lên trang và ra mắt độc giả trên Báo Điện tử VOV.VN, tôi nhận được phản hồi từ rất nhiều nhà báo có nhiều kinh nghiệm ở mảng số này.

Thi Uyên hy vọng, sau thành công của “Con hẻm nhỏ” cô và nhiều đồng nghiệp trẻ có thể "mơ lớn hơn”.

Chuyện chưa kể về những tác phẩm đoạt giải ABU - ảnh 4

Hẻm là phương ngữ của người miền Nam, chỉ một con ngõ nhỏ, dài, là lối đi của nhiều hộ gia đình. Hẻm không chỉ dẫn lối cho họ đi mà còn đồng hành, chứng kiến cuộc đời của những người sống trong nó.

Con hẻm trong câu chuyện này là hình tượng được lặp đi lặp lại trong cả 3 câu chuyện: Từ lúc họ phát hiện bệnh, cứu chữa, đi viện... cho tới lúc nhận tro cốt người thân.

  • Chuyện chưa kể về những tác phẩm đoạt giải ABU - ảnh 5

Khi được Ban biên tập Báo Điện tử VOV giao nhiệm vụ lên đề cương bài viết tham dự giải ABU năm 2022, với chủ đề “Resilience” (Phục hồi), Thi Uyên đã nhớ ngay đến những câu chuyện mình đã gặp trong chuyến công tác đặc biệt vào TP.HCM vào tháng 9/2021 - thời điểm TP.HCM đang trong giai đoạn chống dịch COVID-19 căng thẳng nhất.

 “Cuộc sống của những con người trong con hẻm này sau hơn nửa năm dịch COVID-19 đã qua đi đã thay đổi như thế nào? Họ có phục hồi được không?” Và đó là ý tưởng đầu tiên được nhen nhóm để tác phẩm “Con hẻm nhỏ” ra đời.

Chuyện chưa kể về những tác phẩm đoạt giải ABU - ảnh 6

“Khi nhớ lại những câu chuyện đó, tôi cảm thấy như lại đang đứng trong con hẻm nhỏ ở quận 7, TP.HCM, gặp lại những nhân vật, nhưng câu chuyện giữa tâm dịch vẫn luôn khiến tôi suy nghĩ. Đó là câu chuyện về một người đàn ông mất vợ vì COVID-19; một người có em mất vì COVID-19 và một cậu bé trở thành trẻ mồ côi sau khi cha mất. Tôi trở lại con hẻm nhỏ tại quận 7, TP.HCM và tiếp tục viết về sự phục hồi tại nơi đây, chính xác hơn là sự phục hồi của những nạn nhân của đại dịch COVID-19”, Thi Uyên chia sẻ.

Khi làm “Con hẻm nhỏ” Thi Uyên đã tìm được một trong rất nhiều câu trả lời mình mong muốn. Đó là sự phục hồi, sức sống tiếp.

Thi Uyên giờ đây đã trở thành một cô nhà báo thân thiện, vui vẻ trong một phần cuộc đời những nhân vật trong “Con hẻm nhỏ”. Họ ấn tượng về một cô gái cầm máy ảnh chạy khắp nơi trong tâm dịch.

Chuyện chưa kể về những tác phẩm đoạt giải ABU - ảnh 7

“Tôi không biết nếu mình rơi vào hoàn cảnh đó sẽ thế nào, mình có sống tiếp được không. Nhưng tôi thấy họ đã gượng dậy. Nó giống như một thân cây bị đổ với chằng chịt những vết sẹo, nhưng từ đó vẫn mọc ra những mầm xanh mới. Cảm nhận này giúp tôi phần nào trả lời cho câu hỏi “Điều gì làm cho cuộc đời của con người có ý nghĩa?”

Cũng chính trong chuyến công tác tháng tháng 9/2021 tại TP.HCM lần đầu Thi Uyên biết đến Giải ABU. Trước đó, VOV có 2 tác phẩm đoạt Giải ABU năm 2021: “Tôi vẫn nhớ như in, đó là tác phẩm “Nước ơi” và “Đừng từ bỏ”. Lúc đấy, tôi đã rất ngưỡng mộ các đồng nghiệp đi trước”.

Chuyện chưa kể về những tác phẩm đoạt giải ABU - ảnh 8
Chuyện chưa kể về những tác phẩm đoạt giải ABU - ảnh 9
Chuyện chưa kể về những tác phẩm đoạt giải ABU - ảnh 10

“Bon” Phúc là tác phẩm của 2 tác giả Trần Hữu Hưng và Hoàng Văn Ân, Ban Thời sự (VOV1) đoạt Giải Xuất sắc (Winner), hạng mục phát thanh, thể loại Phóng sự thời sự, Giải ABU.

Tác phẩm kể về hành trình, quyết tâm giữ rừng, bảo vệ rừng của ông Trần Văn Phúc (Bố Phúc), với ý nghĩa lớn nhất là phát huy giá trị của rừng để mang lại lợi ích bền vững lớn nhất cho con người. Để rừng thực sự mang lại giá trị bền vững thì rừng cần được bảo vệ và phát triển. Đặc biệt, nó kêu gọi sự chung tay của cộng đồng, chứ không thể đơn độc như nhân vật trong tác phẩm.

Nhà báo Trần Hữu Hưng chia sẻ, khi nhận thông tin tác phẩm “Bon Phuc” đoạt giải, nhóm tác giả rất vui. Nhưng cảm xúc là mừng cho nhân vật nhiều hơn. Với những người làm báo, khi tìm được một nhân vật có câu chuyện giá trị như vậy và được họ đồng ý chia sẻ đã là thành công.

  • Chuyện chưa kể về những tác phẩm đoạt giải ABU - ảnh 11
  • Chuyện chưa kể về những tác phẩm đoạt giải ABU - ảnh 12
  • Chuyện chưa kể về những tác phẩm đoạt giải ABU - ảnh 13

Do vậy, giải thưởng này là dành cho nhân vật bởi sự vất vả, gian nan của họ. Trong hành trình gắn bó với rừng, bảo vệ rừng nhân vật đã phải đánh đổi rất nhiều từ hạnh phúc gia đình, tài sản cá nhân, tiền bạc để gây dựng khu rừng đó và gìn giữ rừng cho cộng đồng là không thể đong đếm.

Theo nhà báo Hữu Hưng, trong ý tưởng ban đầu của bài viết từ “Bon Phúc” chưa xuất hiện. Tên “Bon Phúc” sau này được lựa chọn xuất phát từ ý nghĩa câu chuyện của nhân vật. Đây là cái tên giản dị, nhưng chứa đầy ý nghĩa cho cả tác phẩm: “Bác Phúc đã gắn bó rất nhiều năm với vùng rừng Núi Voi và với đồng bào các dân tộc thiểu số trên cao nguyên Langbiang. Cách đây hơn 30 năm, bác Phúc nghỉ công việc Nhà nước và dành rất nhiều công sức để phát triển khu rừng Núi Voi thành một khu rừng sinh thái như bây giờ. Giá trị của nhân vật không chỉ dừng lại ở câu chuyện giữ rừng, mà nó còn ý nghĩa nhân văn hơn nữa khi ông đã đi tìm, tập hợp lại và hỗ trợ người dân tộc thiểu số trên cao nguyên Langbiang có chỗ định cư, phát triển sản xuất, con em đồng bào được học hành, giúp họ thay đổi cuộc đời. Với người đồng bào K’ho sống ở khu vực rừng Núi Voi, thì ông Phúc giống như một người cha, một người cha lớn của người đồng bào. Do vậy, từ người trẻ đến người già đều gọi ông Phúc là ba. Chữ Bon trong tiếng K’ho có nghĩa là ba”.

Chuyện chưa kể về những tác phẩm đoạt giải ABU - ảnh 14
Chuyện chưa kể về những tác phẩm đoạt giải ABU - ảnh 15

Là lần đầu tiên tham gia Giải AUB, nhà báo Hữu Hưng cảm nhận cái khó ngay từ khi mới bắt đầu. Tiêu chí Giải ABU khác so với các cuộc thi trong nước. Khó là khi bắt tay vào xây dựng cốt chuyện phải làm sao đơn giản nhất, bởi với người nước ngoài họ hướng tới sự đơn giản, nhưng sự đơn giản này phải đi kèm với giá trị và thông điệp mà mình muốn truyền tải. 

Khi bắt tay vào làm, phóng viên đã tiếp cận và khai thác đối đa nhân vật, khai thác đa chiều để tác phẩm hoàn thiện gửi đi tham dự giải thì ban giám khảo sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về câu chuyện của nhân vật nói riêng, cũng như thực trạng vấn đề phá rừng, bảo vệ rừng đang diễn ra tại Việt Nam.

  • Chuyện chưa kể về những tác phẩm đoạt giải ABU - ảnh 16
  • Chuyện chưa kể về những tác phẩm đoạt giải ABU - ảnh 17
  • Chuyện chưa kể về những tác phẩm đoạt giải ABU - ảnh 18

Làm sao để người nghe từ những âm thanh, những tiếng động hiện trường để hiểu được câu chuyện

“Khi Giải ABU công bố chủ đề năm 2022, tôi đã trao đổi với Ân về nhân vật và câu chuyện này. Từ đó, hai anh em nhất trí triển khai đề tài này cho ABU. Khi đề xuất ý tưởng với lãnh đạo VOV1, nhóm tác giả đã được lãnh đạo ban đồng ý và hỗ trợ thực hiện chuyến công tác vào Tây Nguyên để triển khai. Chúng tôi đã rất may mắn có được sự tư vấn, hỗ trợ của lãnh đạo ban và lãnh đạo Đài để thu về kết quả là một câu chuyện tròn vẹn, mang đến cho người nghe một câu chuyện xúc tích nhất về rừng”, nhà báo Hữu Hưng chia sẻ.

Chỉ một bức ảnh hay một thước phim đã có thể nói lên câu chuyện. Và đây thực sự là điểm khó nhất của phát thanh, là làm sao để người nghe từ những âm thanh, những tiếng động hiện trường để hiểu được câu chuyện. Người nghe sẽ phải tưởng tượng để hiểu câu chuyện đó. Như những kinh nghiệm của các nhà báo quốc tế chia sẻ, khi triển khai viết, dựng băng, nhóm tác giả đã khai thác đối đa âm thanh từ hiện trường, từ nhân vật. Cố gắng làm sao để nhân vật có thể nói nhiều nhất, để họ tự nói về câu chuyện của mình. Những nội dung họ nói có ý nghĩa nhất và chuyển tải rõ ràng nhất thông điệp của họ trong câu chuyện này.

"Tác phẩm 'Bon' Phúc" đoạt giải Xuất sắc hạng mục phát thanh thể loại Phóng sự thời sự Giải thưởng ABU 2022"

Trong nhóm tác giả, nhà báo Hoàng Văn Ân có kinh nghiệm với các tác phẩm dự thi Giải ABU và đoạt giải trước đây. Bên cạnh đó, trên cơ sở tài liệu Ban Hợp tác quốc tế (Đài TNVN) cung cấp và những hỗ trợ của lãnh đạo Ban, lãnh đạo Đài, Ban cố vấn của Đài TNVN, cũng như được tham dự buổi chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm từ các chuyên gia ABU, đã giúp nhóm tác giả từng bước triển khai ý tưởng, hoàn thành bài viết và dựng hoàn chỉnh tác phẩm dự thi.

Chuyện chưa kể về những tác phẩm đoạt giải ABU - ảnh 19

Nhà báo Hoàng Văn Ân có kinh nghiệm với các tác phẩm dự thi Giải ABU và đoạt giải trước đây

Theo nhà báo Hữu Hưng, ngay khi nhận đề tài và được tạo điều kiện đi công tác Tây Nguyên, áp lực đã rất lớn, vì “Kiểu gì cũng phải có sản phẩm”. Thời hạn nộp bài càng đến gần thì áp lực càng lớn, càng dồn lại. Có thời điểm bài viết sửa nhiều quá khiến nhóm tác giả cũng nản chí, nhưng vẫn luôn phải động viên nhau.

Sau chuyến công tác, nhóm tác giả có một tuần tập trung hoàn thiện dàn ý chi tiết và mất khoảng 1 tháng để viết bài, sửa và dựng. Đến 20/6, nhóm tác giả hoàn thiện tác phẩm và gửi đi dự thi.

“Tác phẩm của chúng tôi ban đầu là thể Phóng sự tài liệu sau đó vì sức nóng và sự cần thiết phải có tiếng nói góp sức chống nạn phá rừng tác phẩm chuyển sang thể loại Phóng sự thời sự. Điều này đồng nghĩa việc điều chỉnh thời lượng từ 30 phút xuống còn 10 phút. Việc sửa nội dung, cách kể lại câu chuyện phải thay đổi liên tục để làm sao hướng đến tiêu chí đơn giản nhất, người nghe dễ hiểu nhất, đặc biệt là những giám khảo nước ngoài hiểu và nắm được câu chuyện của mình”, nhà báo Hữu Hưng nói.

Chuyện chưa kể về những tác phẩm đoạt giải ABU - ảnh 20

 

Phản hồi

* Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu